Gỗ sưa là gỗ có giá trị kinh tế cao nhất, có tính thẩm mỹ cao nhất, được nhiều đại gia săn lùng nhất, là cây lấy gỗ quý hiếm nhất và bị cấm khai thác tại Việt Nam. Nhiều người thắc mắc gỗ Sưa có mấy loại? Ứng dụng trong đời sống thiết thực như thế nào ? Thế giới Đồ Gỗ sẽ giúp bạn giửi đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
1. Phân loại cây gỗ sưa
Hiện nay có hai loại chính là gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng, ngoài ra còn có sưa đen và sưa vàng ít phổ biến hơn và phân biệt chúng chủ yếu dựa vào màu gỗ.
- Cây gỗ Sưa đỏ:
Cây sưa đỏ là loại cây gỗ quý, ruột cây có màu nâu đỏ, hoa sẽ mọc thành chùm, cánh nhỏ và có màu vàng nhạt. Hoa cây sưa đỏ có màu trắng, lá đậm màu, vân gỗ 4 mặt và có thể chiết xuất tinh dầu từ gỗ sưa đỏ.
Gỗ sưa đỏ chính gốc ngày xưa là gỗ trắc thối, được dùng để đóng quan tài cho các vua chúa Trung Quốc, vì nó có thể bảo quản xác không bị thối rữa.
Có nhiều vụ đấu giá gỗ sưa ở Gia lai, Bắc Ninh, Hải Phòng với giá trị hàng chục tỷ đồng cách đây nhiều năm, thậm chí lên tới hàng trăm tỷ ở Chương Mỹ.
- Cây gỗ Sưa trắng:
Trái ngược hoàn toàn với sưa đỏ, sưa trắng lại được coi là cây gỗ “rẻ bèo” sẵn sàng bị chặt bất cứ lúc nào. Sưa trắng còn có tên gọi là thàn mát, cho hoa màu trắng nhưng được cho là có mùi độc nên không tốt khi trồng ở ven đường.
Nếu sưa đỏ cao tới chục triệu đồng/ kg thì sưa trắng lại thấp tới vài chục ngàn/ kg. Gỗ sưa trắng không thơm như sưa đỏ, vân gỗ và các thức khác cũng không bằng.
- Cây gỗ Sưa đen:
Sưa đen thuộc nhóm gỗ sưa có giá trị khá cao đối với thị trường. Người ta phân biệt gỗ sưa đen với gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng nhờ mùi hương, thớ và vân.
Gỗ sưa đen có mùi thơm dễ chịu, càng dùng lâu càng thơm. Có mùi thơm quyến rủ và khi đốt thì có màu trắng đục.
Sưa đen thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo và có nhiều hoa văn đẹp.
Gỗ cứng sưa cứng chắc và có nhiều đường vân đẹp mắt.
- Cây gỗ Sưa vàng:
Sở dĩ có sưa vàng là vì ngoài hoa trắng thì giống cây Sưa còn có loại hoa vàng, nên gọi là Sưa vàng. Bạn có thể chiêm ngưỡng những cung đường sưa vàng lãng mạn nhất ở Quảng Nam, nó còn có tên là Hương Vườn.
2. Ý nghĩa phong thuỷ của gỗ Sưa
Gỗ sưa được cho là có giá trị về mặt tâm linh, phong thuỷ. Gỗ sưa có mùi hương vĩnh hằng, nên được sử dụng như một loại hương liệu để ướp xác và làm khí cụ để trấn yểm, tránh tà ma.
Đến nay, giá trị tâm linh của loại gỗ này vẫn là một câu hỏi lớn. Bởi hiện, chưa có thông tin nào về phát hiện xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa. Tuy vậy, gỗ sưa vẫn được lựa chọn để chế tác các món đồ thờ cúng, đồ phong thủy.
3. Ứng dụng của gỗ Sưa trong đời sống
Gỗ sưa không chỉ là chất liệu quý trong thiết kế nội thất cao cấp mà còn được biết đến vì có: Giá trị về tâm linh, phong thuỷ, có tác dụng chữa bệnh.
– Trang trí nội thất: Gỗ sưa có chất lượng vượt trội, hơn cả những loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ gụ, gỗ mun,… Gỗ sưa có vân đẹp, độ bền chắc cao, không bị mối mọt, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt, mùi hương thơm lâu nên được ưa chuộng trong thiết kế nội thất đồ thủ công mỹ nghệ.
Các sản phẩm nội thất, đồ trang trí từ gỗ sưa được ưa chuộng như: bàn ghế, lộc bình hay tượng Phật Di Lặc, tượng thần tài,…

– Đảm bảo sức khoẻ: Không chỉ được sử dụng như làm nguyên liệu nội thất chung cư, nhà ở, theo y học cổ truyền Trung Quốc, gỗ sưa còn có giá trị như thảo dược, trị các vấn đề về sức khỏe. Một số sách của Trung Quốc liệt kê các công dụng của gỗ sưa như giảm đau, cầm máu, nhuận khí, trị bệnh đường ruột, hỗ trợ chữa bệnh tim và hoạt huyết.
Tuy nhiên, không có sách nào ghi chép lại cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh được trong gỗ sưa cho chất nào ích lợi như thảo dược. Còn người Trung Quốc tin rằng, dùng gỗ sưa để gối đầu giống như truyền thuốc dược trực tiếp vào người vậy.
Nhiều người tin rằng, gỗ sưa đỏ có tuổi đời hàng trăm năm sẽ phát ra khí mộc dưỡng. Loại khí giúp an thần, tỉnh táo, thúc đẩy tái tạo các tế bào và góp phần phục hồi chức năng nội tạng trong cơ thể. Tận dụng đặc điểm này mà các sản phẩm từ gỗ sưa như vòng tay, giường ngủ, bàn ghế,… được ưa chuộng. Thời gian tiếp xúc càng lâu càng phát huy hiệu quả.
Vừa rồi là những chia sẻ của Thế Giới Đồ Gỗ về gỗ sưa, cũng như các thông tin hữu ích, giải đáp các câu hỏi thường gặp về loại gỗ này. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng cũng như tham khảo các đồ nội thất gỗ, đừng ngần ngại liên hệ: https://beta.thegioidogo.com/ để được tư vấn!