Tại sao gỗ sưa lại đắt đến vậy??

Nói đế các loài cây gỗ quý, đặc biệt là nguyên liệu tốt để thiết kế và thi công nội thất hiện nay thì không thể không nhắc tới cây gỗ sưa. Mặc dù nhìn thấy khá nhiều các sản phẩm từ loại gỗ này nhưng chúng ta đôi khi vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như giá trị thực của nó. Vì vậy trong bài viết này Thế Giới Đồ Gỗ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về gỗ sưa để biết tại sao gỗ sưa lại đắt đến vậy?

1.Gỗ xưa là gỗ gì? Đặc điểm sinh học của gỗ sưa

tại sao gỗ sưa lại đắt đến vậy

Gỗ sưa còn có tên gọi khác là gỗ sưa Bắc Bộ, Trắc thối hoặc Huê mộc vàng. Tên khoa học là Dalbeergia tonkinensis, đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Loại gỗ thuộc nhóm IA trong sách Đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.

Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m, sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hoặc xám nứt dọc. Cành non màu xanh, có lộng mịn, thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi lá kép chỉ có từ 9-17 lá chét đính so le trên cuống chính.

Trên thực tế có hai loại gỗ sưa là sưa trắng và sưa đỏ

Gỗ xưa trắng

    • Sưa trắng thường sống ở các tỉnh vùng núi phía bắc, được người dân dùng để đánh bắt cá vì chất rotenon, sapotoxin trong hạt cây có thể làm cá bị say
    • Nhận biết gỗ sưa trắng: cây có dạng trục, tán cậy rộng. Vỏ cây có màu nâu đất, xám hoặc xanh vàng. Có hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Chỉ có vân 2 mặt và không có mùi thơm. Giá trị không cao.

Gỗ sưa đỏ:

    • Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối đặc trưng. Sưa đỏ có giá trị rất cao, được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thiết kế thi công đồ nội thất và trong xây dựng.
    • Thân cây nhẵn có màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng rất đẹp. Có mùi thơm và tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng theo phong thuỷ.

tại sao gỗ sưa lại đắt như vậy

2. Tại sao gỗ sưa lại đắt đến vậy

Gỗ xưa được người dân ví như khối vàng lộ thiên bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Sở dĩ gồ sưa có giá thành đắt như vậy là vì nó có những giá trị vượt trội từ ngàn xưa truyền lại như:

Giá trị về chất lượng gỗ:

    • Gỗ có độ bền rất cao, ngâm trong nước, bùn hay trời nắng hanh khô thì gỗ không hề bị mục nát, bay mùi hay co nứt.
    • Mùi của gỗ sưa rất thơm, quyến rũ nhẹ nhàng như mùi hương trầm nên rất được ưa chuộng.
    • Có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường.
    • Có vân gỗ rất đẹp, nhiều hoa văn tinh tế, thớ gỗ mịn vừa cứng lại vừa dẻo.

vòng gỗ sưa

Có tác dụng làm dược liệu:

    • Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và ” Bản thảo cương mục” đều ghi chép có công dụng y dược nhất định như: cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hoạt huyết.
    • Quần áo được để trong tủ quần áo bằng gỗ sưa đỏ khi mặc sẽ có mùi thơm dễ chịu khiến cho tinh thân sảng khoái, phấn chấn vô cùng.
    • Từ đời nhà Minh trong các hiệu thuốc Nam, bột gỗ sưa đỏ là một loại dược liệu quý trong điều trị bệnh xương khớp.
    • Có tác dụng làm trắng răng.

Giá trị về tâm linh

    • Gỗ sưa có những đặc tính nổi trội về màu sắc và mùi hương nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật

Giá trị sưu tầm

    • Một cây gỗ sưa trung bình phải mất hàng chục, trăm năm mới có giá trị sử dụng. Chính vì mức độ ít ỏi, quý hiếm nên gỗ xưa có giá trị rất cao. Những sản phẩm làm từ gỗ sưa rất đẹp và đặc biệt nên có giá trị sưu tầm và trưng bày cực kì cao.

Với những giá trị vượt trội như vậy mà gỗ sưa có giá thành rất cao. Hy vọng qua bài viết này đã giải đáp thắc mắc cho mọi người về tại sao gỗ sưa lại đắt đến vậy? Hãy theo dõi Thế Giới Đồ Gỗ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Tìm hiểu thêm: Gỗ mun là gỗ gì? làm nội thất có tốt không?

                         Gỗ hương là gỗ gì? làm bàn ghế có tốt không?

                         Cách phân biệt các loại gỗ hương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon