Gỗ sồi là cái tên rất quen thuộc và được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Mỹ. Đây là hai khu vực cung cấp loại gỗ sồi lớn nhất thế giới. Sản phẩm nội thất, đồ dùng được làm từ gỗ này luôn mang đến sự hài hòa, tự nhiên, trẻ trung và ấm áp.
Vậy cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu kĩ hơn về loại gỗ này trong bài viết dưới nhé !
1. Gỗ Sồi là gỗ gì ?
Gỗ sồi là sản phẩm được lấy từ thân cây gỗ sồi, gỗ sồi tên tiếng anh là Oak Wood. Nhiều khách hàng thắc mắc gỗ Oak là gì hay Oak là gỗ gì thì đây chính là câu trả lời. Oak chỉ là tên gọi quốc tế của cây gỗ sồi và khi nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết mọi người từ người bán tới người sử dụng đều gọi chung là gỗ sồi.
Những cây gỗ này có chiều cao từ 19m đến 25m và đều là những cây hạt kín. Chúng thường được khai thác khi có tuổi thọ từ 80 năm trở lên.
2. Gỗ sồi phân bố ở đâu ?
Trong tự nhiên, cây sồi được trồng và phân bố khá rộng rãi. Chủ yếu ở những vùng có khí hậu lạnh như một vài nước Châu Á, châu Mỹ, châu Âu và Bắc Phi. Với đặc tính lá cây có chất axit tannic nên có thể bảo vệ cây khỏi bị nấm. Đây cũng là đặc điểm giúp các sản phẩm làm từ gỗ sồi khá bền và phù hợp khí hậu Việt Nam.
Hai khu vực đang sở hữu số lượng gỗ sồi và diện tích trồng cây sồi nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Bắc Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể Hoa Kỳ đang có 90 loài cây gỗ sồi, 160 loài ở Mexico. Trung Quốc là nước đang sở hữu hơn 100 loại gỗ sồi đặc hữu.
3. Đặc điểm của cây gỗ sồi
Cây sồi là loại cây có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá những nơi có tầng lớp đất thị mỏng nhất tuy nhiên cây không sinh trưởng được ở các vùng đất trũng đất không thoáng nước.
Cây gỗ sồi vẫn sinh trưởng bình được trong nhiều kiểu khí hậu có khi trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày, nhiệt độ cây có thể sinh bình thường là từ 7 độ c cho đến 21 độ c. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 13 độ c.
Các loài sồi có lá mọc vòng, với mép lá xẻ thùy ở nhiều loài; một số loài có mép lá xẻ khía răng cưa hay mép lá nguyên. Hoa là kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân. Quả được gọi là quả đấu, mọc ra trong một cấu trúc hình chén; mỗi quả đấu chứa 1 hạt (hiếm khi 2 hay 3) và mất 6–18 tháng để chín, phụ thuộc vào loài.
Nhóm sồi thường xanh được phân biệt do nó chứa các loài có lá thường xanh, nhưng trên thực tế không phải là một nhóm khác biệt về mặt phát sinh loài mà thay vì thế nó chứa các loài nằm rải rác và phân tán trong cây phát sinh loài của chi Quercus.
4. Gỗ sồi được phân loại như thế nào ?
Gỗ sồi hiện nay được chia thành 2 loại chính là gỗ Sồi Đỏ (Red Oak) và gỗ Sồi Trắng (White Oak).
- Gỗ sồi đỏ: Gỗ sồi đỏ là sản phẩm của dòng cây sồi đỏ. Tên quốc tế là Red oak, màu gỗ sồi đỏ phổ biến là trắng đến nâu nhạt, phần tâm gỗ có màu đỏ hồng. Ưu điểm của loại gỗ sồi đỏ là độ cứng cao hơn và nặng hơn so với gỗ sồi trắng.
Nên cây gỗ sồi đỏ cũng có khả năng chịu được lực xoắn và độ nén cao, độ chắc trung bình, dễ uốn cong bằng hơi nước.
- Gỗ sồi trắng: Gỗ sồi trắng là sản phẩm của dòng cây sồi trắng. Tên quốc tế là White oak. Loại gỗ này được ứng dụng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Màu gỗ sồi trắng thường là trắng nhạt, phần tâm cây gỗ có màu nâu nhạt đến đậm.
Ưu điểm nổi bật của gỗ sồi trắng là khả năng chống mối mọt. Bởi trong sồi trắng có chứa hàm lượng tannin rất cao. Một chất kháng ẩm mốc và mối mọt tự nhiên rất tốt.
Xem thêm : top 3 loại gỗ được sử dụng làm thiết kế nội thất.
5. Ưu và nhược điểm của gỗ sồi
Ưu điểm:
- Chịu máy tốt, có độ bám dính chắc chắn vào đinh tốt dù là khoan ngay trước thời điểm đóng.
- Tâm sồi Gỗ có thể chống sâu, mối mọt cực kỳ tốt, hoàn toàn không hề thấm chất bảo quản.
- Chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt do được sinh trưởng ở nơi khí hậu lạnh giá.
- Kết cấu gỗ chắc chắn, mềm, khối lượng không quá nặng.
- Đường vân gỗ sồi tương đối đều, nhìn khá đẹp mắt.
- Có độ bóng, giúp các sản phẩm là từ gỗ này thêm bóng, đẹp hơn.
- Gỗ Sồi nếu có tuổi cao thì thành phẩm gỗ sẽ cực chất lượng, đường vân đẹp. Hơn nữa, mang khả năng chịu được những lực tác động lớn từ ngoại cảnh gây ra.
- Cực chắc, nặng, chịu nén tốt, dễ uốn khi gặp nước.
Nhược điểm:
- Gỗ sẽ phản ứng vớt sắt nên khi tiến hành khai thác cần dùng đinh mạ kèm nhằm tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Gỗ có tính khô khá chậm nên khi tiến hành làm gỗ cần cẩn thận để nó không bị rạn ra.
- Gỗ dễ bị biến dạng khi đã khô do có độ co rút khá lớn.
6. Ứng dụng của gỗ sồi
Gỗ sồi thường được ứng dụng trong đời sống để làm ra các sản phẩm nội thất cao cấp như: Bàn ghế, sàn nhà, giường, tủ…
So với gỗ sồi đỏ, dòng sồi trắng được sử dụng nhiều hơn để sản xuất đồ nội thất do màu gỗ sang trọng, tôn lên sự hiện đại, tiện nghi cho không gian nội thất nhà ở, văn phòng hiện nay
Như vậy, có thể thấy rằng, gỗ sồi là dòng gỗ tốt, rất đáng để đưa vào sử dụng hiện nay.
Hy vọng rằng, qua bài viết này Thế Giới Đồ Gỗ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích, chân thực nhất!