Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm, không chỉ có mùi thơm lâu, quyến rũ đặc biệt mà còn là một loại gỗ có giá trị kinh tế cao. Loại gỗ này còn khá xa lạ không phải ai cũng biết.
Gỗ Hoàng Đàn là gỗ gì ? Thuộc nhóm mấy? Khu vực phân bố như thế nào ? Đặc điểm ra sao ? Là những câu hỏi rất nhiều người đang thắc mắc.
Hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu về loại gỗ này ngay trong bài viết dưới đây nhé !
1. Gỗ Hoàng Đàn là gì ?
Hoàng Đàn có tên khoa học là Cupressus funebris Endl. Cây thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae); Chi Hoàng đàn (Cupressus).
Loài cây này còn được gọi là Tùng có ngấn, Huỳnh đàn.
Là loại cây có dáng hình tháp. Đây là một trong những giống cây có thời gian phát triển và sinh trưởng rất chậm nên tuổi thọ của chúng cũng khá lâu dài co thể lên đến hàng trăm năm. Loại cây này thường phân phối tại những khu rừng rậm nhiệt đối, vùng núi đá vôi có độ cao từ 400 – 1500 so với mức nước biển.
2. Gỗ Hoàng Đàn thuộc nhóm mấy ?
Ở nước ta hiện nay thì gỗ hoàng đàn được xếp vào nhóm IA – nhóm các loại gỗ có giá trị và quý hiếm nhất hiện nay. Bởi gen của lọai thực vật được xếp vào loại quý hiếm và rất khó để trồng cây non phát triển. Cùng với đó loại gỗ này đã được vào danh mục động – thực vật rừng nguy cấp rất quý hiếm thuộc nhóm I. Vì vậy rất khó để tìm được dòng gỗ tự nhiên này trên thị trường hiện nay.
3. Khu vực phân bố của gỗ Hoàng Đàn
Hoàng Đàn phân bố hẹp tại các dải núi đá vôi cao chót vót từ vùng Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ngoài ra, loài cây này còn có ở Thạch An (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang). Tuy nhiên, Hoàng Đàn tập trung lớn nhất và chứa lượng tinh dầu nhiều nhất là Gỗ Hoàng Đàn tại Lạng Sơn.
4. Đặc điểm nhận biết của cây gỗ Hoàng Đàn
– Hoàng Đàn có chiều cao khoảng 15 – 20m. Đường kính thân tầm 0,5m. Nếu thân cây có đường kính từ 0,8 – 1m thì tuổi thọ cây có thể lên đến hàng trăm năm.
– Lá cây gỗ thuộc họ thông trong tự nhiên và có hình tháp đẹp mắt. Lá có hình vảy dài khoảng 2 – 6mm; sắp xếp thành các cặp mọc đối và chéo hình chữ thập. Nó có thể tồn tại từ 3 – 5 năm. Cây non từ 1 – 2 năm tuổi có lá hình kim, dài chừng 5 – 15mm.
– Vỏ cây màu xám nâu và nứt dọc. Trong lớp vỏ đó là thịt màu trắng; lõi màu vàng và có mùi thơm rất đặc trưng.
– Quả Hoàng Đàn có hình cầu hoặc hình trứng; nón quả dài khoảng 8 – 40mm, có từ 4 – 14 vảy và xếp thành những cặp đôi mọc đối ròi chéo hình chữ thập tương tự lá.
– Hạt nhỏ, dài khoảng 4 – 7mm, với 2 hàng cánh khá hẹp và dọc theo hai bên hạt.
5. Đặc điểm của gỗ Hoàng Đàn
Gỗ Hoàng Đàn có dầu nên vĩnh viễn không bị mối mọt xâm lấn, gỗ màu vàng vì thế rất phù hợp để làm tượng phật. Cũng vì có mùi hương nhẹ nên phần mùn cưa, vụn vặt của gỗ dư thừa ra được dùng để làm hương.
Tinh dầu thơm lưu lại hàng trăm năm nên cũng được chiết xuất để làm nước hoa.
Điểm đặc biệt chính là tinh dầu tiết ra từ gỗ gặp không khí tạo ra một lớp tuyết rất đẹp và lạ. Bí quyết ở đây đến từ những nghệ nhân đó là không dùng giấy giáp làm mịn bề mặt mà phải đục đẽo bằng tay.
Vì là loại gỗ quý hiếm nên giá trị của nó rất đắt. Nó dùng để chế tác các món đồ mỹ nghệ tinh xảo như tượng phật, thần tài, tranh,…
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần biết về gỗ hoàng đàn mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích, nhìn gỗ Hoàng Đàn một cách tổng quan nhất và lựa chọn được cho gia đình mình những sản phẩm ưng ý nhất từ loại gỗ này.
Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và theo dõi những bài viết mà chúng tôi chia sẻ !