Hình tượng Thần Tài, Thổ Địa trong văn hoá thờ cúng tâm linh của người Việt.

Thần Tài, Thổ Địa là cặp đôi ông thần quen thuộc và gần gũi trong văn hoá tâm linh của mọi gia đình người Việt. Được thờ cúng với mong ước dư giả tiền bạc, cuộc sống sung túc, sức khoẻ, bình an,…

Trong bài viết này, Thế Giới Đồ Gỗ sẽ cùng bạn tìm hiểu về hình tượng Thần Tài, Thổ Địa. 2 ông là ai ? Có ý nghĩa tâm linh như thế nào ?

1. Hình tượng Thần Tài

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen.

Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân  hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch.

Ông Thần Tài

Hình tượng Thần Tài trong tín ngưỡng Việt Nam là một nhân vật râu tóc bạc phơ, ngồi trên ngai, tay cầm thỏi vàng đặt phía trước bụng nhìn rất hiền từ, phúc hậu.

2. Hình tượng Thổ Địa

Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân.

Ông Thổ Địa

Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười hể hả. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay con hổ, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành.

3. Nguồn gốc của ông Thần Tài, Thổ Địa

Ở Việt Nam, tín ngưỡng Thần tài gắn liền với Thổ địa. Hầu như không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai vị thần có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đến khoảng thế kỷ XIX, việc tách lập thành hai vị mới bắt đầu được nhấn mạnh ở Việt Nam, bây giờ khắp nơi người ta thờ Thần tài và Thổ địa như cặp song sinh.

Gốc rễ của nền văn hóa dựa vào ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim. Thần tài thuộc mạng kim và hành kim, Thổ địa thuộc mạng thổ, đại trạch thổ. Không có quặng kim loại nào tồn tại ngoài lòng đất, nói đến Thần tài là nói đến tiềm năng của Thổ địa.

Tượng Thần Tài, Thổ Địa bằng gỗ tự nhiên

Về nguồn gốc của vị thần này, có giả thuyết cho rằng ông là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện “Sự tích Táo Quân” hay còn gọi là “Sự tích ba ông đầu rau” được lưu truyền hàng ngàn đời nay.

Câu chuyện kể về 1 người phụ nữ với 2 người đàn ông gặp phải những uẩn khúc không đáng có trong chuyện yêu đương mà chết một cách bi thương rồi được Ngọc Hoàng biến thành 3 vị Táo Quân có trách nhiệm trông coi công việc của một gia đình. Trong đó, người chồng đầu tiên là Thổ Địa trông coi việc đất đai, người chồng thứ 2 là Thổ Công trông coi việc bếp núc. Còn người vợ là Thổ Kỳ trách nhiệm mua bán và sinh sản.

Bên cạnh đó, còn có một số câu chuyện khác cho rằng Thổ Địa – Thổ Công là người chuyên trách về việc đất đai, nhà cửa còn Táo Quân phụ trách việc bếp núc gia đình. Tuy không câu chuyện nào được chứng minh rõ ràng nhưng ta vẫn thấy được nguồn gốc gần gũi và sự quan trọng của vị thần Thổ Địa – Thổ Công trong đời sống tâm linh.

Còn về nguồn gốc của Thần Tài, cũng có rất nhiều những giai thoại khác nhau liên quan đến những sự kiện lịch sử của Trung Quốc. Được lưu truyền nhiều nhất về vị thần này là câu chuyện về trung thần Phạm Lãi dưới thời Việt Vương Câu Tiễn theo lịch sử Trung Hoa. Sau khi hết lòng trong việc phò tá vua dẹp tan hoạn nạn, giữ yên nước nhà thì ông đã cùng mỹ nhân Tây Thi lui về ở ẩn.

Sau đó, ông trở thành thương lái giàu có sau những cuộc chinh chiến vì nhân dân với tên Đào Công. Ông được tôn là Thần Tài với hy vọng của mọi người rằng nếu chịu khó nỗ lực, hy sinh hết mình thì thành công chắc chắn sẽ đến sớm.

4. Ý nghĩa của thờ Thần Tài, Thổ Địa trong văn hoá Việt

  • Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải.
  • Ông Địa là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu đem đến hạnh phúc ấm no cho mọi gia đình.
  • Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
  • Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…

5. Vị trí đặt tượng Thần Tài, Thổ Địa hợp phong thuỷ

  • Không giống như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ của Thần Tài phải được đặt ở dưới đất, ở một góc nhà. Vị trí tốt nhất để đặt tượng Thần Tài đối diện với cửa chính để khi bước vào nhà đã nhìn thấy Thần Tài. Trong phong thủy, điều này mang ý nghĩa rằng, vị Thần Tài đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà. Hai vị trí có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân, nó sẽ hỗ trợ gia chủ làm ăn phát tài.
  • Không đặt tượng Thần Tài gần thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp để tránh ô uế, cũng không được đặt ở góc khuất vì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc.
  • Giữa bàn thờ Thần Tài đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.
  • Người ta thường thờ Thần Tài chung với ông Thổ Địa. Bên trái (nhìn từ ngoài vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa. Đặt phía trước bát nhang một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Nếu hũ nước vơi đi có thể rót thêm vào.

6. Những kiêng kị khi thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa

  • Kiêng đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ, tức hướng Đông Bắc, Tây Nam.
  • Kiêng ăn mặc luộm thuộm, rách rưới khi cúng.
  • Kiêng nói tục chửi bậy trước, trong và sau khi cúng.
  • Kiêng mang lộc cúng Thần Tài cho người ngoài
  • Kiêng dùng dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

Trên đây là những thông tin và kiến thức hữu ích về Thần Tài, Thổ Địa mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và tìm được sản phẩm phù hợp cho mình và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon