Làng nghề truyền thống Ý Yên – Nam Định

Làng nghề truyền thống Ý Yên- Nam Định là một làng nghề đã nổi tiếng từ rất lâu đời. Xuất phát từ làng nghề đúc đồng , đến nay đã hình thành lên với rất nhiều cơ sở.

Trong đó phải kể đến các làng như : Vạn Điểm, Tống Xá,… là những làng nghề sản xuất trực tiếp các sản phẩm đồ đồng tinh xảo nhất hiện nay.

Tìm hiểu về làng nghề Vạn Điểm

Nếu bạn hỏi những người có am hiểu về đồ đồng chắc chắn ai cũng biết đến cái tên “Vạn Điểm”. Nơi đây được coi là nền móng sản xuất ra những “đứa con bằng đồng đầy tinh xảo” của làng nghề đúc đồng Ý Yên Nam Định. 

Theo chia sẻ của những cụ cao niên tại làng nghề Vạn Điểm, ông tổ nghề đúc đồng được người dân nơi đây thờ cúng từ xưa đến nay là Khổng Minh Không. Ông là người đã dạy cho dân làng biết đúc nồi, mâm đồng cùng những vật dụng, đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt. Nhờ đó, người dân làng Vạn Điểm với nghề đúc đồng được truyền dạy cùng khối óc sáng tạo dần nổi tiếng, được nhiều nơi biết đến là làng nghề đúc đồng thủ công rất tinh xảo.

Tính đến nay, Vạn Điểm đã có tuổi đời 900 năm tuổi. Trong suốt gần một thiên niên kỷ đó, rất nhiều sản phẩm đồ đồng từ đơn giản, đến đòi hỏi kỹ thuật cao đã được những đôi bàn tay nghệ nhân Vạn Điểm tạo ra vô cùng chỉn chu và tinh tế. Có thể nói dù nhiều người vẫn nhầm lẫn Tống Xá với Vạn Điểm về làng nghề đúc đồng trực tiếp, khiến cái tên Vạn Điểm không được biết đến nhiều. Song những người dân lành nghề của Vạn Điểm vẫn luôn miệt mài, giữ vững ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề đúc đồng đã gắn bó quá đỗi thân thuộc trải bao thế hệ cha ông.

Tìm hiểu về làng nghề Tống Xá

Nằm cách thành phố Nam Định khoảng 20 km, làng nghề đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên được coi là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển gần 900 năm. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, làng nghề vẫn giữ được cái nghiệp cha ông để lại, đồng thời phát huy và lan tỏa ngày càng rộng rãi.

Nghề đúc đồng ở Tống Xá gắn với một truyền thuyết. Chuyện rằng, cách đây gần 900 năm, tại Phủ Yên Khánh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), có ông Nguyễn Chí Thành ngay từ nhỏ đã xuất gia theo hầu Thiền sư Giác Không. Ông là người học rất giỏi, đi nhiều nơi, đem học vấn dạy cho mọi người. Trong một lần qua Tống Xá, ông đã dạy cho dân làng cách làm khuôn để đúc đồng.

Nhiều thế kỷ trôi qua nhưng nghề đúc đồng vẫn trường tồn. Để nhớ công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ. Hàng năm, vào giữa tháng 2 âm lịch, làng mở hội để tưởng nhớ công lao người đã truyền nghề, đem lại sự nghiệp cho làng.

Đến với làng nghề đúc đồng Tống Xá, từ tinh mơ đến tận sẩm tối, đâu đâu cũng gặp hình ảnh những bếp lò đỏ rực lửa. Người thợ đúc phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cách chọn đất xây lò, nhóm lửa, chọn đồng đến làm khuôn, nấu chảy các mẻ đồng… Tất cả phải được thực hiện thận trọng, chuẩn xác để đảm bảo cho sản phẩm không bị vênh và co ngót.

Ban đầu, làng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề đúc ở đây đã phát triển vượt bậc. Đến nay đã sản xuất được hàng loạt sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao có đường nét mềm mại, hoa văn tinh tế phục vụ các di tích lịch sử văn hóa….

Hiện nay, đồ đồng của làng Tống Xá, huyện Ý Yên, Nam Định không chỉ được tiêu thụ trong nước mà đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn khi mà hiện nay, ở nhiều nơi nghề đúc đồng thủ công đã bị mai một.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon