Thợ mộc là nghề khá phổ biến trong lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, được mọi người biết đến khá rộng rãi bởi Việt Nam là đất nước khá nhiều làng nghề. Nghề thợ mộc được mọi người truyền nối nhau từ xa xưa, hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn tiếp nối nghề mà ông cha để lại, tạo ra nhiều kiệt tác được bày bán khắp thị trường.

Mặc dù nghề thợ mộc được mọi người biết đến khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự định nghĩa được nghề thợ mộc. Trong bài viết này, Thế Giới Đồ Gỗ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé !
1. Nghề thợ mộc được định nghĩa như thế nào ?
Nghề thợ mộc được hiểu là những người thợ chuyên làm ra các sản phẩm đồ gỗ, cũng có khi là thợ mộc làm ra các bộ phận bằng gỗ ở những công trình xây dựng hoặc chế tạo.
Với cách gọi dân dã hơn, thợ mộc chính là thuật ngữ được dùng để chỉ những người làm thợ mộc tại gia, làm cho những xưởng gỗ nhỏ. Nếu chuyên làm trong xưởng sản xuất lớn thì đó còn gọi là công nhân mộc.
Nếu như trước đây, nghề thợ mộc chuyên làm ra các sản phẩm theo cách thủ công, cụ thể là bằng tay với những thao tác tỉ mỉ như đục, đẽo,… thì giờ đây thợ mộc đã phát triển theo một hướng đi mới.
Với sự hỗ trợ của máy móc, công việc của người thợ mộc cũng có phần nhàn hạ hơn rất nhiều, khâu gia công đồ gỗ cũng khá thuận lợi. Tuy nhiên thợ mộc thời nay ngoài việc phải biết khéo léo trên đôi bàn tay của mình, họ còn phải biết cách thiết kế và đọc bản thiết kế sản phẩm, tính toán, đo đạc sao cho đúng thông số kỹ thuật trên vật liệu. Như vậy mới tạo ra những sản phẩm có giá trị cao và nhiều người yêu thích

2. Dụng cụ cần có để làm nghề thợ mộc
Dụng cụ, máy móc là công cụ bắt buộc người thợ mộc nào cũng phải có khi chế tác 1 sản phẩm nào đó. Trước kia, thợ mộc chủ yếu sử dụng các dụng cụ đục đẽo, cưa cắt thủ công vừa tốn thời gian và công sức mà sản phẩm lại không cao. Khi xưa, các dụng nghề mộc là gì? Đó có thể là búa, cưa, đẽo, dùi, …
Ngày nay, các loại máy móc hiện đại đã giúp ích được rất nhiều khi có thể rút ngắn thời gian chế tác, tiết kiệm công sức lao động và năng suất cũng gấp nhiều lần các phương pháp cũ.
Máy móc làm mộc rất quan trọng, thực tế cho thấy có nhiều người thợ không có khả năng mua sắm máy móc để thích ứng với nghề mộc hiện đại khiến công việc bị tụt hậu và không thể phát triển được.
Để hoàn thành sản phẩm theo thiết kế hoặc phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chắc chắn trong quá trình làm việc, thợ mộc sẽ phải sử dụng tới đồ nghề phù hợp.
Về cơ bản, thợ mộc sẽ phải chuẩn bị một số dụng cụ và thiết bị phục vụ cho công việc sau đây:
– Cưa tay: Sử dụng khi cần cắt những chi tiết nhỏ, vì kích thước khá khiêm tốn cho nên loại cưa này khá dễ cầm và sử dụng nhanh chóng
– Máy cắt, máy mài cầm tay: Khi có nhu cầu làm nhẵn các mối hàn hoặc góc cạnh sắc nhọn, thợ mộc sẽ sử dụng 2 thiết bị hỗ trợ này
– Máy chà nhám: Dụng cụ hỗ trợ công đoạn chà nhám, đánh bóng bề mặt sản phẩm gỗ
– Máy cưa lọng cầm tay: Máy dùng để cắt đường tròn, đường thẳng và đường cong trên gỗ theo thiết kế
– Một số dụng cụ cơ bản khác như dụng cụ tách gỗ, phay lỗ, dao phay, mũi khoan máy,…

3. Tiêu chuẩn của nghề thợ mộc
Thợ mộc được ví như một người nghệ sĩ, họ phải hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng mới có thể làm cho khán giả của mình bị thu hút. Vậy theo bạn, những yêu cầu dành cho nghề thợ mộc gồm những gì?
- Nghề thợ mộc cần có tư duy, sáng tạo và thẩm mỹ
- Có kiến thức về phần mềm, máy móc và vật liệu
- Cần có bàn tay khéo léo
- Thợ mộc phải là người chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thận
Trên đây là tổng hợp những kiến thức hữu ích về nghề thợ mộc mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này, các bạn hiểu rõ hơn, có thêm nhiều thông tin về nghề thợ mộc hơn nữa.
Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và đón đọc những bài viết mà Thế Giới Đồ Gỗ chia sẻ .
XEM THÊM :