Tủ quần áo là một món đồ nội thất không kém phần quan trọng trong không gian phòng ngủ, ngoài tạo nên sự gọn gàng, ngăn lắm, bảo quản cho quần áo, đồ vật sạch sẽ tránh bụi bẩn ẩm mốc.
Với chất liệu gỗ vừa tạo nên độ sang trọng cho căn phòng, vừa bền với thời gian chính lí do tủ quần áo bằng gỗ luôn luôn được ưu ái sử dụng hơn những tủ được làm từ chất liệu khác. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm không thể chối cãi thì tủ quần áo làm bằng gỗ cũng có những nhược điểm nhất định.
Theo thời gian và những sự tác động từ bên ngoài, tủ quần áo sẽ xuống cấp, có thể gây lên hiện tượng bạc màu, co ngót, cong vênh, mối mọt, rạn nứt,… vậy làm như thế nào để tủ quần áo có tuổi thọ lâu hơn? Thế Giới Đồ Gỗ sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này.
1. Lưu ý về nhiệt độ
Tủ được làm từ gỗ tự nhiên sẽ rất bền nếu được đặt trong điều kiện mát mẻ, nhiệt độ phòng, tránh xa sự tiếp xúc trực tiếp từ mặt trời. Vì trường hợp nếu tủ làm từ gỗ tự nhiên nguyên khối, thì sự liên kết giữa nguyên tử gỗ sẽ vô cùng chặt chẽ, nếu nhiệt độ quá nóng, sẽ làm một bộ phận của gỗ nóng lên trong thời gian dài sẽ làm bề mặt gỗ bị cong vênh, khó sửa chữa lại tình trạng như ban đầu.
Nếu trường hợp tủ quần áo làm bằng gỗ công nghiệp, các bột gỗ sẽ được liên kết với nhau bởi keo, điều này giải thích tại sao bạn nên hạn chế tránh nước tiếp xúc trực tiếp với bề mặt gỗ, nước ngấm lâu ngày sẽ làm lớp keo bị bong tróc và bụi gỗ sẽ rơi vãi, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài cũng như hoạt động của tủ.
2. Tạo không gian khô thoáng cho phòng ngủ
Mỗi đồ dùng được làm bằng gỗ đều cần có một không gian khô thoáng để hạn chế khả năng tạo môi trường cho nấm mốc và mối mọt phát triển. Vậy nên, bạn cần mở của sổ hằng ngày để có ánh sáng chiếu vào phòng ngủ làm cho mọi đồ nội thất luôn khô ráo và chống được độ ẩm cao vào ban đêm. Tuy nhiên khi ánh nắng quá gay gắt, bạn nên kéo rèm cửa nếu không, tủ quần áo gỗ sẽ dễ bị bạc màu và nứt nẻ.
Vào mùa mưa, bạn nên hạn chế mở cửa sổ lúc có mây mù, trời nồm ẩm vì như vậy làm cho các vật dụng dễ bị ẩm mốc và nhanh hư hỏng hơn.
3. Vệ sinh, lau chùi tủ quần áo
Bạn nên kiểm tra, dọn dẹp tủ định kỳ để có thể sắp xếp gọn gàng, loại bỏ những vật không dùng đến, lau chùi bụi bẩn bám. Việc làm này vừa giúp làm sạch tủ quần áo đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc khi tiết trời ẩm ướt.
Dù bất cứ nội thất căn hộ nào chủ nhân cũng nên thường xuyên vệ sinh chúng thật sạch sẽ. Đặc biệt, tủ quần áo là nơi chứa trang phục hàng ngày của chúng ta. Việc lau chùi lại càng không thể bỏ qua.
Khi lau chùi tủ quần áo, bạn tuyệt đối không lau bằng khăn ướt vì như vậy dễ tạo điều kiện cho ẩm mốc xuất hiện. Thay vào đó, nên dùng loại khăn mềm để lau chùi sẽ hạn chế khả năng làm trầy xước mặt tủ. Trong trường hợp tủ dính chất bẩn cứng đầu có thể dùng khăn ẩm nhưng làm khô ngay sau đó.
Tủ quần áo thường có những hộc tủ nhỏ, và việc vệ sinh bên ngoài tủ là chưa đủ. Nếu bạn bỏ qua việc chống ẩm mốc cho tủ, thì nguy cơ tuổi thọ của tủ bị giảm là rất cao. Nên chú ý không để quần áo còn ẩm vào trong tủ, sẽ gây nên mùi khó chịu và về lâu dài sẽ khiến không gian trong tủ có độ ẩm cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài, gây nên tình trạng bong tróc keo đối với tủ gỗ công nghiệp và gỗ bị trương nở tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng phát triển nhanh, sẽ gây hại cho tủ quần áo, bạn cần ghi nhớ luôn để tủ gỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát, ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm vôi bột vào bên trong để chống ẩm.
4. Kê tủ quần áo đúng vị trí
Mặc dù đã qua quá trình xử lý khắc khe để nâng cao đặc tính kỹ thuật cao thế nhưng khi đặt tủ quần áo trong phòng, gia đình bạn nên tránh nơi có nước, không khí ẩm. Bởi nếu không tránh môi trường này đồ nội thất nhanh giảm chất lượng sau một thời gian ngắn.
Trường hợp vị trí đặt tủ quần áo thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm bạn hãy cố gắng kê tủ lên cao một chút để có những khoảng trống cần thiết cho hơi nước thoát ra ngoài.
5. Hạn chế di chuyển tủ quần áo
Tủ quần áo gỗ thường có khối lượng rất nặng, nếu thường xuyên di chuyển, việc bị va đập là điều khó tránh khỏi. Những mối liên kết của tủ cũng vì vậy mà trở nên lỏng lẻo hoặc bề mặt gỗ bị trầy xước, gây ảnh hưởng đến sự vận hành cũng như thẩm mỹ của tủ.
6. Đặt tủ quần áo trên các chân hay đế bằng các chất liệu khác
Để ngăn tủ quần áo gỗ không tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, bạn cần đặt thêm một chân đế làm bằng inox hay nhựa tốt để tránh nước dưới sàn nhà và mối mọt tấn công. Nên lựa chọn tay cầm, bản lề tốt có khả năng chịu sự tác động để tuổi thọ dài lâu.
7. Khử mùi và chống côn trùng
Côn trùng là một trong những tác nhân khiến tủ quần áo bị đục khoét, và hư hại nặng khi tình trạng này kéo dài. Nếu phát hiện ra có côn trùng thâm nhập vào tủ đồ, bạn có thể xử lý bằng cách dùng bút lông chống côn trùng ấn thấm vào lỗ mọt hoặc sử dụng long não để xua đuổi gián, chống mối mọt và kiến. Trong điều kiện nóng ẩm, các loại vi sinh vật như nấm mốc có cơ hội phát triển, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm diệt nấm để bảo quản đồ gỗ tốt hơn.
Sử dụng túi than hoạt tính nhỏ, túi bả cafe, túi thơm… để vào tủ để hút ẩm, khử mùi khẩn cấp. Đồng thời giúp ngăn chặn côn trùng tấn công, gặm nhắm…
8. Bảo vệ tủ quần áo gỗ bằng lớp sơn chống ẩm mốc
Ẩm mốc thường mọc lên từ mặt ngoài gỗ. Chính vì thế quét 1 lớp sơn chống ẩm mốc chính là giải pháp tối ưu. Cứ khoảng một thời gian nhất định bạn cần sơn chống ẩm mốc hiệu quả, sử dụng dài lâu.
Sau một thời gian sử dụng, tủ quần áo có dấu hiệu xuống cấp, cũ đi nhưng còn cứng cáp, chắc chắn. Có thể phủ lên lớp sơn PU để tiếp tục sử dụng lại như mới giúp tiết kiệm chi phí thay vì mua tủ mới.
Như vậy, Thế Giới Đồ Gỗ đã cùng bạn tìm hiểu cách bảo quản tủ quần áo để giữ được tuổi thọ lâu nhất. Hi vọng bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa để áp dụng bảo quản cho tủ quần áo nhà mình 1 cách tốt nhất có thể.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đón đọc những bài viết mà chúng tôi chia sẻ.