Gỗ công nghiệp là 1 loại gỗ được dùng rất nhiều trong thiết kế nội thất hiện nay, với phong cách đơn giản, trẻ trung, chi phí thấp nên gỗ công nghiệp khác được ưa chuộng. Từ thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển, hiện đại, trung cư hay lâu đài đều có thể sử dụng loại gỗ này.
Vậy gỗ công nghiệp có mấy loại ? Đặc tính của từng loại như thế nào ? Không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Thế Giới Đồ Gỗ sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu trong bài viết này nhé !

1. Gỗ công nghiệp là gì ?
Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ.
Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại.

2. Cấu tạo chung
Cấu tạo chung của gỗ công nghiệp bao gồm bột gỗ, mạt gỗ hay lát gỗ mỏng kết hợp với keo dính chuyên dụng được ép gia cường theo quy cách, một số loại được phủ bên ngoài bằng Melamine 1 hoặc 2 mặt để tạo độ bóng nhẵn và màu, một số loại thì không.

3. Các loại gỗ công nghiệp và đặc tính riêng
- Gỗ công nghiệp MDF:
Gỗ công nghiệp MDF là tên viết tắt của thuật ngữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván. Các thành phần này được trộn đều rồi ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, sau đó tạo thành ván gỗ công nghiệp MDF.

Gỗ MDF được chia làm 3 loại : Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm, Gỗ MDF thường, Gỗ MDF chống cháy.
Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của mỗi loại.
- Gỗ công nghiệp MFC :
Gỗ công nghiệp MFC là loại gỗ được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard.
Gỗ công nghiệp MFC là loại ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt. , Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này.

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ các cây gỗ như keo, bạch đàn, cao su…. Sau khi được máy băm nhỏ, dăm gỗ sẽ được sấy khô và trộn lẫn với các chất kết dính, rồi ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo thành ván dăm MFC. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.
Ván gỗ công nghiệp MFC được chia thành 2 loại đó là: Gỗ MFC chống ẩm, Gỗ MFC thường.
- Gỗ công nghiệp HDF:
Gỗ HDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên đầy đủ là High Density Fiberboard hay còn gọi là gỗ sợi mật cao.
Gỗ công nghiệp HDF có thành phần cấu tạo chính từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp HDF được làm từ những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000C – 2000 độ C để xử lý hết nhựa và nước.
Gỗ công nghiệp HDF được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm gỗ HDF.
Gỗ HDF có 2 loại chính đó là: HDF lõi trắng tự nhiên, HDF lõi xanh.
- Cốt gỗ dán hay ván ép Plywood:
Ván ép Plywood hay cốt gỗ dán đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng.
Có 2 loại keo chuyên dụng thường xuyên được sử dụng để tạo nên ván ép đó là: Keo Phenol có tác dụng tăng cường độ cứng, khả năng chịu nước cũng như tạo mặt phẳng hoàn hảo cho gỗ.

Trong khi đó lại keo Formaldehyde có khả năng chống lại hiện tượng cong vênh hay co gỗ, tất cả các trường hợp biến dạng của sản phẩm gỗ ép. Tuy nhiên việc sử dụng các loại keo này sẽ có sự hạn chế bởi nó gây độc hại với sức khỏe cũng như môi trường.
Ván ép Plywood thường có nhiều loại như ván ép gỗ Bạch Dương, ván ép gỗ sồi trắng, ván ép gỗ óc chó, ván ép gỗ Tần Bì,….
- Ván dăm PB:
Một loại vật liệu nội thất khác cũng rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất là ván ép PB hay còn gọi là Particle Board. Ván dăm PB hay thường được gọi là ván Okal.

Ván dăm PB là loại gỗ công nghiệp có thành phần chính được làm từ mùn cưa, vỏ cây, dăm gỗ hoặc các mẩu gỗ nhỏ… Ngoài ra nó còn được pha trộn thêm các thành phần khác là các loài thực vật chứa xenlulose như bã mía, rơm rạ, thân cây hay gai dầu…
Tất cả những thành phần này sẽ được pha trộn với chất kết dính, chất phụ gia và ép tại áp suất, nhiệt độ cao để có thể tạo ra được thành phẩm.
- Gỗ ghép thanh công nghiệp :
Gỗ ghép thanh công nghiệp là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ, trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn bằng các loại keo chuyên dụng.

Gỗ ghép thanh công nghiệp phải trải qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy trên dây chuyền hiện đại. Và được gắn kết bằng một số loại keo để tăng sự kết dính của gỗ là keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).
Gỗ ghép thanh công nghiệp được chia thành có 4 loại đó là gỗ ghép A/A, gỗ ghép A/B, gỗ ghép thanh công nghiệp A/C, gỗ ghép thanh C/C.
- Gỗ nhựa :
Gỗ nhựa hay có tên tiếng anh là WPC – Wood Plastic Composite) hay còn được gọi là Gỗ Composite. Đây là vật liệu mới được làm từ bột gỗ và nhựa cùng một ít chất phụ gia.

Nguồn bột gỗ sử dụng từ vụn bào, mùn cưa được chế biến và kiểm định kỹ. Nhựa có thể là PVC, PP, HDPE, ABS,… Hỗn hợp bột gỗ và nhựa được trộn rồi đi qua dây chuyền tạo thành hạt compound, tiếp theo qua dây chuyền máy đùn và ép thành hình dạng theo yêu cầu.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà mỗi người sẽ có 1 sự lựa chọn về loại gỗ công nghiệp khác nhau.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi những bài viết mà Thế Giới Đồ Gỗ chia sẻ !