Súng phun sơn là một loại dụng cụ hỗ trợ để phun sơn trên đồ gỗ nội thất khá phổ biến trên thị trường, giúp những người thợ giảm bớt được thời gian, tạo nên các sản phẩm nội thất có một vỏ bọc mới tăng độ bền cho sản phẩm, giúp sản phẩm bóng bẩy đẹp mắt hơn.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguyên lý hoạt động của súng phun sơn như thế nào. Cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về súng phun sơn nhé !
1. Súng phun sơn là gì ?
Trước hết súng phun sơn là một dụng cụ gồm có súng phun xịt sơn cầm tay, còi bóp. Khi hoạt động bóp còi thì khí nén sẽ đẩy ra một lượng sơn ra ngoài phủ lên bề mặt vật liệu cần sơn. Và kết quả sẽ giúp bề mặt đồ vật của chúng ta trở lên nhẵn bóng đẹp đẽ hơn.Giúp tăng tính thẩm mỹ và độ sang trọng cho đồ vật, nội thât…
- Cấu tạo của súng phun sơn
Súng phun sơn thường có cấu tạo gồm 13 bộ phận :
1. Phần nắp chụp
Nắp chụp của súng phun sơn có hai tai nhô lên phù hợp với vùng bề mặt làm việc lớn, khi phun sẽ cho ra hình dạng elip
Nếu nắp chụp có hình tròn sẽ phun ra sơn hình tròn. Dạng này phù hợp cho việc phun sơn trên bề mặt làm việc nhỏ.
+ Vặn nắp chụp điều chỉnh lượng sơn phun ra ngoài và hình dạng của sơn.
+ Có thể điều chỉnh nắp chụp để tạo vệt vệt sơn hình oval bằng cách nới lỏng ,hay siết chặt nắp chụp sẽ tạo ra vệt sơn hình tròn hơn.
2. Kim béc hay còn gọi là béc phun
3. Ngõng sơn vào
4. Gioăng chắn sơn
5. Cò súng
Cò súng giúp cho khí và sơn phun ra ngoài theo ý muốn của người sử dụng:
+ Kéo nhẹ cò thì súng sẽ mở van khí, khi đó chỉ có không khí được phun ra.
+ Kéo cò súng thêm sâu hơn nữa thì kim súng sơn sẽ mở ra và làm cho sơn phun ra cùng với không khí.

6. Núm chỉnh gió
7. Đuôi khí vào
8. Thân súng phun sơn
9. Lò xo đẩy kim loại
10. Đuôi súng
11. Gioăng hơi phía sau
12. Núm chỉnh chụm xòe
13. Cụm van khí
2. Đặc điểm của súng phun sơn
Súng phun sơn khí nén có những đặc điểm gì? Ở ngay tên gọi chúng ta đã phần nào biết được cơ chế hoạt động của chúng. Cụ thể, súng phun sơn khí nén hoạt động là nhờ vào phần máy nén khí. Khi đó, máy nén khí sẽ cung cấp hơi vào súng và giúp súng đẩy sơn ra bên ngoài.
Hầu hết, các thương hiệu súng phun sơn nổi tiếng hiện nay đều sản xuất ra những loại súng phun sơn hoạt động bằng khí nén. Có thể nói, bên cạnh súng phun sơn chạy bằng điện thì súng phun sơn khí nén cũng khá được ưa chuộng. Vì không sử dụng nguồn điện nên sử dụng súng phun sơn khí nén cũng hạn chế được nhiều vấn đề liên quan tới nguồn điện.
3. Nguyên lý hoạt động của súng phun sơn
Súng phun sơn khí nén hoạt động khá đơn giản so với các loại máy xây dựng khác. Nó hoạt động chủ yếu dựa vào sự chênh lệch áp suất khí nén.
Súng phun sơn khí nén có hai đầu nối. Một đầu nối sẽ gắn với thân bình chứa sơn gọi là đầu nối sơn. Còn đầu nối còn lại cắm vào dây dẫn nối với máy nén khí. Khi bạn bóp cò súng dòng khi nén này sẽ trở thành nguyên nhân để hút sơn ra khỏi bầu sơn (với điều kiện bầu sơn nằm dưới) và đưa sơn lên đầu súng.
Khi bạn tiến hành bóp cò súng thì cửa van được mở và áp lực sẽ đẩy sơn vào thân súng. Có thể thấy, không khí được đưa vào súng sẽ được chia làm hai đường:
- Đường chính: Không khí có nhiệm vụ trộn lẫn vào trong sơn và giúp tán nhỏ tia sơn thành các hạt nhỏ mịn sau khi đi qua béc sơn.
- Đường khí thứ hai: Đường khí này có nhiệm vụ điều chỉnh góc xòe của tia sơn sau khi đi qua béc và cũng có nhiệm vụ tán nhỏ thêm các hạt sơn.
Nói dễ hiểu hơn là khi bạn muốn sử dụng súng phun sơn khí nén thì chỉ cần nối dây dẫn hơi từ máy nén khí vào đường ống ở đuôi súng và bóp cò. Còn nếu bạn sử dụng súng áp lực, bơm màng hay nồi trộn thì phải cắm dây dẫn sơn và đường sơn trên thân súng.
Thông thường, ở phần bóp cò sẽ có hai nấc. Trong đó, một nấc đầu là xịt khí để là sạch bụi bẩn trên bề mặt cần phun còn nấc thứ hai mới là dùng phun sơn.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức hữu ích về súng phun sơn, hi vọng qua bài viết của Thế Giới Đồ Gỗ các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chọn lựa được những chiếc súng phun sơn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.
XEM THÊM :
Sơn gỗ là gì ? Lý do nên sử dụng sơn gỗ
5 Loại sơn gỗ thường dùng và cách chọn các loại sơn gỗ nội thất
Những sai lầm cơ bản khi sơn gỗ và các phương pháp bảo quản sơn