Tổng quát về gỗ Cẩm Lai

Gỗ Cẩm Lai là loại gỗ mà chắc hẳn dân chơi đồ gỗ nào cũng biết, các sản phẩm từ gỗ Cẩm lai luôn được chào đón và săn lùng trên thị trường. Là dòng gỗ này xếp nhóm 1 trong danh sách gỗ Việt nam.

Trong bài viết dưới đây, Thế Giới Đồ Gỗ sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về loại gỗ này.

1. Gỗ Cẩm Lai là gì ?

Gỗ Cẩm Lai còn có tên gọi khác là gỗ Trắc Lai có tên tiếng anh Dalbergia Cochinchinensis là loại gỗ tự nhiên được nuôi trồng. Phát triển chủ yếu ở các vùng núi Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền Nam và khu vực vùng núi Tây Nguyên. Những vùng đồng bằng đất ẩm có lượng phù sa lớn và vùng núi có lượng đất feralit .

Loại gỗ này thuộc họ đậu. Được đánh giá trong top những loại gỗ quý hiện nay có vân gỗ đẹp, thớ gỗ rắn chắc, hạn chế khả năng tác động của môi trường lên gỗ. Đặc biệt mùi hương của gỗ cẩm lai có thể xua đuổi được côn trùng.

Cây gỗ Cẩm Lai

2. Khu vực phân bố

Như các bạn biết, cây gỗ cẩm lai chính là loại cây ưa mát và thường được tìm thấy ở những nơi ven sông suối nơi có mặt đất tương đối bằng phẳng và ẩm ướt. Do vậy, cây gỗ cẩm lai rất thích hợp sinh trưởng trên đất feralit nâu vàng hay nâu đỏ, phát triển trên đá bazan. Đây là những vùng đất có khả năng thoát nước tốt nên đó cũng là 1 lợi thế để Đất feralit xám có nhiều trên cát hay đất phù sa cổ thường có tầng dày thuận lợi cho cây cẩm lai phát triển.

Gỗ cẩm lai Việt Nam được phân bố Hiện nay, gỗ cẩm lai phân bố ở nơi đâu? Tại Việt Nam, loại gỗ này được phân bố rất rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và 1 số tỉnh miền Nam như Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nam, Tây Ninh, Lâm Đồng, Vũng Tàu.

Hiện nay, gỗ cẩm lai được phân bổ theo từng vùng miền khác nhau với những tên gọi:
Gỗ Cẩm Lai Bà Rịa là những loại gỗ ở vùng núi Bà Rịa Vũng Tàu.
Gỗ Cẩm Lai Đồng Nai được trồng ở Đồng Nai.
Gỗ Cẩm Lai Đá Ninh Thuận có nguồn gốc từ vùng núi đá Ninh Thuận.
Cẩm lai cũng có ở những vùng đất của nước bạn Lào hoặc Campuchia với kiểu khí hậu gần giống ở Việt Nam. Cẩm lai Việt – Campuchia hay Việt-Lào đều cho gỗ tốt, vân gỗ cẩm lai đẹp và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Ngoài ra gỗ cẩm lai còn được nhập khẩu về từ các nước châu Phi. Cẩm lai châu phi có đường kính lớn hơn, vân gỗ đẹp không thua kém gì cẩm lai Việt hay cẩm lai Campuchia. Không những vậy giá gỗ cẩm lai châu Phi còn rẻ hơn rất nhiều giá gỗ ở Việt Nam. Đây là lợi thế không nhỏ khi mà lượng gỗ châu Phi đang nhập về Việt Nam khá lớn nhờ chế độ pháp luật lỏng lẻo.

Gỗ Cẩm lai

3. Cách phân biệt

Chúng ta có thể tìm hiểu Gỗ Cẩm và phân biệt chúng dựa vào một số đặc điểm sau đây

  • Theo mùi hương: đa số các loại Cẩm Lai có mùi giống nhau, có mùi thơm nhẹ, không hắc. Tuy nhiên, một số khác lại có mùi thối đặc trưng (còn gọi là cẩm thối)
  • Theo vùng miền phân bố: loại gỗ sẽ được gắn tên luôn với vùng miền đó. Ví dụ như: Cẩm Lai Đá Ninh Thuận có nguồn gốc từ các vùng núi đá Ninh Thuận, phân bố tại Lào thì được gọi là Cẩm lai Lào,…
  • Theo vân gỗ: Cẩm Lai có nhiều dạng vân gỗ khác nhau. Từ đó, tên của chúng được đặt theo đúng hình thù của vân gỗ đó như: vân gỗ loang lổ đan xen trắng gọi là cẩm phèo,  vân gỗ giống da báo thì được gọi là gỗ cẩm báo, vân gỗ theo từng chùm sẽ gọi là gỗ cẩm mây,…

Mời các bạn tham khảo thêm sản phẩm tượng Di lặc Chúc Phúc trong video bên dưới.

Tượng Di Lặc nguyên khối gỗ Cẩm vàng

4. Ưu điểm, nhược điểm

– Ưu điểm: Nói về ưu điểm thì khá nhiều người không biết. Tuy nhiên, dưới đây là những ưu điểm nổi bật của cây gỗ cẩm lai sẽ giúp độc giả hiểu rõ cũng như nắm chắc kiến thức để nhận diện được đâu là gỗ cẩm lai đấy nhé.

  • Rất cứng nên khả năng chịu lực tốt, va đập mạnh nhưng vẫn không bị hư hỏng.
  • Mật độ gỗ khít, tăm gỗ cẩm lai rất mịn. Vì vậy khi đánh bóng gỗ thì sẽ rất đẹp, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Không bị mối mọt, cong vênh. Hạn chế được sự nứt hay sứt mẻ trong quá trình sử dụng.
  • Đặc biệt, trong gỗ có chứa tinh dầu nên khi quay giấy ráp, gỗ cẩm lai vẫn giữ được độ bóng.

– Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì cũng có những nhược điểm cần phải quan tâm:

  • Như các thông tin phía trên, gỗ cẩm lai thuộc loại gỗ quý hiếm nên mức độ khan hiếm rất cao. Có thể nói rằng, loại gỗ này đến mức báo động mạnh.
  • Chính vì thế nên giá thành khá đắt đỏ.
  • Nếu không am hiểu thì người mua dễ bị các chủ cửa hàng nội thất lừa và đánh tráo chất liệu gỗ.

Xem thêm: Các loại gỗ Cẩm

Qua bài viết này, Thế Giới Đồ Gỗ đã giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về gỗ Cẩm Lai. Chúc các bạn tìm được sản phẩm phù hợp cho mình và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon