Trang trí ban thờ là các bước không thể thiếu trong thờ cúng tâm linh. Việc trang trí ban thờ nhất là vào các dịp, tết càng tôn vinh lên giá trị uống nước nhớ nguồn, tôn kính ông bà tổ tiên, biết ơn những người đã khuất.
Vậy trang trí ban thờ ngày tết như thế nào cho đẹp ? Hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu ngay sau đây !
1. Lưu ý khi lau dọn ban thờ
Trước khi trang trí bàn thờ thì anh/chị nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ để năm mới đón nhận thêm nhiều tài lộc và hỷ sự. Vì vậy anh/chị nên chú ý những vấn đề khi thực hiện lau dọn bàn thờ:
Một vấn đề quan trọng trước khi lau dọn bàn thờ là người thực hiện phải thể hiện sự thành kính của mình bằng cách giữ cho thân thể được sạch sẽ và thơm tho.
- Tuyệt đối không được để tay chân lấm bẩn rồi đi lau chùi bàn thờ. Điều này được coi là đại bất kính khiến cho thần phật và ông bà tổ tiên dễ nổi giận. Vì vậy anh/chị nên tắm rửa thật sạch sẽ và thay một bộ quần áo dài trước khi tiến hành lau dọn và trang trí bàn thờ.
- Anh/chị nên thắp hương thông báo cho ông bà tổ tiên rằng hôm nay sẽ làm công việc lau dọn bàn thờ. Để mời tổ tiên và các vị thần lánh tạm sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó chuẩn bị một chiếc bàn trải vải hoặc giấy đỏ để đặt linh vị.
- Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị tổ tiên và các thần thánh thì phải để riêng không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu thực hiện việc lau dọn.

2. Lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ
Lau dọn bàn thờ là nét đẹp văn hóa trong đối với ngày Tết Việt Nam, hơn nữa đây còn là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh lớn nên mọi thứ liên quan đến việc dọn dẹp bàn thờ đều phải đảm bảo thật sạch sẽ.
Phải lau chùi bàn thờ của các thần phật trước, sau đó mới dùng nước mới để lau dọn bàn thờ của ông bà tổ tiên. Tuyệt đối không được lau chùi bàn thờ gia tiên trước vì như vậy được xem là mạo phạm đến các vị thần thánh.
Khăn lau và chổi lau bàn thờ nên được dùng riêng, hạn chế dùng chung để tránh sự uế tạp làm mất tính tôn nghiêm của bàn thờ.
Lau dọn bàn thờ nên sử dụng nước ấm từ nguồn nước sạch. Anh/chị cũng có thể sử dụng nước mưa để lau dọn bàn thờ vì nước mưa được xem là tinh túy của trời xanh. Hoặc cũng có thể dùng nước lá trầu, lá bầu, lá gừng để lau dọn bàn thờ.
Ngày trước, ông cha ta thường có quan điểm rằng việc lau dọn bàn thờ nên dành cho cánh đàn ông trong nhà. Tuy nhiên, thời nay quan điểm này đã thay đổi những người phụ nữ trong gia đình cũng có thể bắt tay vào công cuộc dọn dẹp bàn thờ.

3. Những lưu ý khi lau chùi bài vị
Khi lau rửa bài vị anh/chị nên dùng nước ấm và kiêng dùng nước lạnh. Giống như lau dọn bàn thờ, việc lau chùi bài vị cũng nên được thục hiện từ bài vị thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên.
Sau khi lau chùi bài vị mới đến dọn bát hương, công việc này đòi hỏi một số lưu ý quan trọng. Nhiều anh/chị thường có thói quen rút hết chân hương rồi đổ hết tro ra ngoài.
Tuy nhiên, ông bà ta cho rằng như vậy là tán tài. Vì vậy, anh/chị nên dùng muỗng để múc từng ít từng ít tro bỏ ra ngoài, rồi sau đó mới tiến hành làm sạch bát hương.
4. Những lưu ý khi lau chùi các vật dụng trên bàn thờ
Cùng với việc lau sạch bài vị của thần phật, tổ tiên thì việc làm sạch các vật dụng trên bàn thờ như lư đồng, kỷ chén, mâm bồng, nậm rượu, lộc bình,… là vô cùng cần thiết.
- Với các đồ dùng bằng đồng như lư đồng thì anh/chị có thể sử dụng các chất làm sạch chuyên dụng. Đánh bóng lư đồng bằng các dung dịch đơn giản tự chế tại nhà cũng là cách phổ biến được nhiều anh/chị dùng.
- Các đồ trang trí bàn thờ bằng sứ thì chỉ cần dùng nước sạch và nước tẩy rửa sạch sẽ là được.
5. Cách bố trí các vật dụng trên bàn thờ
Các vật dụng sau khi được làm sạch và khô ráo thì anh/chị nên sắp xếp sao cho hợp lý nhất. Một điều quan trọng khi sắp xếp các vật dụng trên bàn thờ chính là không được che mất mặt của các vị thần phật và tổ tiên.
Theo phong thủy, việc trang trí bàn thờ hợp lý sẽ giúp gia đình có thêm nhiều vận may về tài lộc, công danh và sức khỏe. Chính vì vậy, dù trang trang trí bàn thờ ông địa, ông công ông táo,… hay bàn thờ gia tiên thì anh/chị nên lưu ý những điều sau:
- Hoành phi nên được treo lên tường và ở vị trí chính giữa so với bàn thờ và treo câu đối hai bên hoành phị.
- Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ: Bát hương nên đặt ở giữa vì điều này tượng trưng cho các vì tinh tú và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng đại diện cho trục vũ trụ. Hai bát hương khác nên đặt hai bên. Cách trang trí bàn thờ với bát hương đặt như vậy sẽ tạo ra thế tam tài mang đến cho anh/chị nhiều may mắn và tài lộc.
- Ở hai góc ngoài, anh/chị có thể bày nến hoặc đèn dầu tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng bên phải.
- Bình hoa và mâm bồng nên được đặt hai bên lư hương, nếu không có lư hương thì nên đặt ở trước di ảnh..
- Anh/chị nên bố trí đỉnh hương ở chính giữa bàn thờ và đốt thêm các loại gỗ có mùi thơm dễ chịu để tạo sự sang trọng và ấm cúng cho phòng thờ.
- Hạc thờ nên được đặt hai bên đỉnh hương
- Kỷ chén nên được đặt ở phía trước bát hương nhìn từ ngoài vào.
Khi cúng kiếng hay muốn giao tiếp với ông bà tổ tiên, anh/chị chỉ cần đốt nến và thắp hương. Mọi thỉnh cầu sẽ theo vòng khói hương và chuyển đến ông bà.
6. Bài trí bàn thờ với các lễ vật dâng cúng ngày tết
Lễ vật dâng cúng bàn thờ ngày tết bao gồm:
- Vài bộ quần áo và giấy tiền vàng mã cho các cụ
- Một đĩa hoa quả lớn đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ
- Một bình rượu ngon và một bình trà ngon
- Một bình hoa đẹp có thể cắm các loại hoa có mùi thơm nhẹ nhàng như lay ơn, hoa huệ,… Tránh cắm các loài hoa có mùi quá nặng và mang nhiều sát khí. Ngoài ra để tạo không khí tết, anh/chị có thể cắm một cành đào hay cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ.
- Xung quanh bày thêm bánh mứt, cơi trầu cho cân xứng và đẹp mắt
- Cỗ mặn được bày biện đầy đủ và chu đáo bao gồm các món ăn ngon mang đậm tính cổ truyền dân tộc. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cỗ mặn dâng ông bà tổ tiên đều có khác biệt.
Với những trường hợp gia chủ quá bận rộn hay điều kiện kinh tế không cho phép thì chỉ cần có những đồ lễ cơ bản như ly nước mưa, nén hương cùng với đĩa hoa quả tươi và giấy tiền vàng bạc. Thần linh, tổ tiên chỉ cần thấy được tấm lòng của anh/chị, lòng thành tâm không được đo thành mâm cao cỗ đầy.
Trang trí bàn thờ gia tiên thì các lễ vật nên đặt hai bên trái và phải ngang bằng nhau. Trang trí bàn thờ ông địa hay các gia thần khác thì nên theo nguyên tắc bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn, bái.
7. Trang trí bàn thờ đẹp với mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả đẹp là một trong những thứ quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Nó thể hiện lòng hiếu thảo và sự tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Theo phong thủy, số 5 được coi là số thể hiện sự phát triển bền vững và mạnh mẽ. Chính vì thế, mâm ngũ quả ngày tết như thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, đất trời giao thoa, mọi vật đều sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ.

Mỗi vùng miền đều có sự khác biệt về văn hóa, vì vậy mâm ngũ quả ngày tết của mỗi miền đều không giống nhau:
- Miền Bắc bày mâm ngũ quả dựa trên thuyết ngũ hành với ý nghĩa mong muốn vạn vật đều dung hòa với đất trời. Do đó, mâm ngũ quả miền Bắc thường được phối theo 5 màu: trắng, xanh, đen, đỏ và vàng.
- Miền Nam thường bày mâm ngũ quả theo câu “ Cầu – Sung – Đủ – Xài”. Hoa quả thắp hương ngày tết của người Nam bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Loại quả thứ 5 trong mâm ngũ quả miền Nam đó chính là quả sung-tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
- Không cầu kỳ như người miền Bắc hay ý nghĩa như miền Nam, mâm ngũ quả miền Trung thường không quá câu nệ hình thức và có gì cúng nấy.
Ở một số vùng còn dựng 2 cây mía ở 2 bên bàn thờ, với ý nghĩa để các cụ chống gậy về quây quần với con cháu.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức hữu ích về trang trí ban thờ ngày tết mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn để trang trí ban thờ gia tiên ngày tết nhà mình một cách trọn vẹn, như ý nhất.
XEM THÊM :
1 Số kích thước chuẩn phong thuỷ trong ban thờ gia tiên
Trang trí bàn thờ ngày tết như thế nào ? Cần lưu ý những gì ?