Tượng Tế Công là loại tượng không còn xa lạ gì với các tín đồ phong thuỷ, trong đời sống tâm linh là bức tượng trấn trạch trừ tà cực tốt, xua đuổi vận xui bệnh tật cho gia chủ. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết Tế Công là ai ? Hình tượng như thế nào ? Phong thuỷ ra sao ? Thế Giới Đồ gỗ sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Tế Công là ai ? Truyền thuyết về Tế Công
Ông là một nhân vật dân gian của Trung Quốc, ngoài ra cũng rất gần gũi với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Nhắc đến Tế Công, nhân gian vẫn thường truyền tai nhau rất nhiều những câu chuyện kì bí, kể về vị hòa thượng Tế Điên rất giỏi trừ tà bắt ma, cứu giúp dân chúng. Chính vì vậy, Tế Công được nhiều người tôn trọng và thờ cúng như một vị thần giúp xua đuổi tà ma.
Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt chó người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại là người rất “tỉnh”, từ bi và ưa giúp đời. Tế điên sống ở núi Thiên Thai, sau đó đi đến Hàng. Tại Hàng Châu có chùa Linh Ẩn là nơi hòa thượng Tế Điên xuất gia năm 18 tuổi. Ông lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Với những việc thiện mà vị hòa thượng điên này đã làm cho chúng sinh, để cứu khổ cứu nạn, để giác ngộ và hướng thiện cho nhân gian, mọi người đã tôn ông làm Tế Công và thờ phụng ông để cầu bình an, cầu bảo hộ, tránh tà ma, và những điều xấu.
Bằng cách sống vô tư, “điên” mà dân gian vẫn gọi ông, tuy nhiên Tế Công là người bao dung, độ lượng, chuyên cứu giúp dân chúng, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn và vì thế ông luôn được mọi người yêu mến và người đời sau đã coi tượng ông như một vật phẩm phong thủy đắt giá.
2. Hình tượng Tế Công trong dân gian
Hình ảnh Tế công là một ông lão chất phác luôn tỏ ra ngờ nghệch với ngoại hình rách rưới được dân gian khắc họa lại. Ông tuy điên mà tỉnh lại có quyền pháp cao thâm cùng tấm lòng từ bi trượng nghĩa hết lòng cứu giúp cho người đời nên được dân gian quý trọng mà tạc tượng thờ phụng nhằm mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho gia đình. Tượng Tế công có gương mặt được khắc họa tươi cười, chất phác và giản dị mang lại cảm giác thoải mái và vui vẻ khi nhìn thấy.
3. Tượng Tế Công có ý nghĩa gì ?
Trong dân gian hay trong tập truyện “Tế Công Hoạt Phật” đã lưu truyền rất nhiều điển tích liên quan đến việc nghĩa của Ngài. Do đó, người đời đã nhân hoá ngài lên, cho rằng ngài là La Hán chuyển thế (Hàng Long La Hán).
Tượng Tế Công thường được làm bằng gỗ, chất liệu này tạo điểm nhấn ấn tượng về kiến trúc và mang lại nhiều ý nghĩa theo phong thủy. Gỗ thuộc hành mộc, mộc là biểu hiện cho sức sống mùa xuân. Hành Mộc mang đến cho con người cảm giác hài hòa, thân thiện và bình yên. Theo tương khắc ngũ hành thì hành Mộc có tác dụng bớt đi sự tác động của hành Kim và Thổ đem đến sự cân bằng tốt nhất cho ngôi nhà. Trưng bày những vật liệu bằng gỗ là cách hay để tạo môi trường sống thân thiện, ấm cúng và hòa thuận cho không gian nhà.
Chính vì vậy, Tế Công được rất nhiều người tôn thờ, thờ kính như một vị Phật, Thần với rất nhiều ý nghĩa:
- Ý nghĩa tượng Tế Công về sự bảo hộ bình an.
Trong thực tế, những khu đất xấu, âm khí nặng hoặc khu đất gần “nghĩa địa”. Khi xây dựng xong, hầu hết chủ nhà hoặc gia chủ đều thỉnh tượng Tế Công về để trấn trạch trừ tà, trừ mọi nhiều xui quấy, vận rủi cho gia đình.
- Ý nghĩa nghĩa tượng Tế Công về sức khỏe.
Bên cạnh bảo hộ bình an, rất nhiều gia đình có trẻ mới sinh hay khó nuôi (quấy khóc, hay ốm vặt…) hoặc gia đình sống chung với bố mẹ, ông bà.
Họ sẽ thỉnh tượng Tế Công về nhà để trừ hung, trừ ác. Ngăn cản mọi điều quấy nhiễu “ma mị quấy quả”, giúp ông bà khoẻ khoắn và át vía trẻ nhỏ khiến trẻ mạnh giỏi khôn lớn.
Hơn nữa tượng Tế Công không ngừng gia tăng vượng khí, thọ khí cho gia đình nên sức khỏe mọi người cường tráng hơn, tránh bệnh tật đau ốm.
- Ý nghĩa tượng Tế Công về đường tài lộc, công danh.
Đường tài lộc hanh thông khi quý khách thỉnh Tế Công. Qua đó, con đường công danh cũng rộng mở, công việc làm ăn gặp nhiều bạn hiền, tránh đi bạn xấu.
4. Cách đặt tượng Tế Công hợp phong thuỷ
Tượng Tế công nên đặt ở những vị trí sang trọng, sạch sẽ tốt nhất nên đặt tượng tại cửa chính trong ngôi nhà bạn, mặt tượng hướng ra ngoài. Khi đó tượng Tế Công sẽ phát huy tác dụng trấn trạch xua đuổi năng lượng xấu ảnh hưởng đến bạn và gia đình.
Nếu nhà bạn có hướng xấu không thể sửa hoặc thay đổi bạn nên đặt tượng Tế Công ở những vị trí đấy để át đi các vận khí xấu gây mất mát bệnh tật hay tai hoạ cho gia đình của mình.
Thờ cúng Tế Công cúng bằng đồ chay hoặc mặn nhưng phải nhớ lau chùi và vệ sinh tượng thường xuyên để tượng luôn phát huy tốt hiệu quả phong thủy đối với ngôi nhà. Trước khi thờ cúng đặt tượng Tế Công vào vị trí trong nhà nên nhờ thầy xem ngày tốt để thỉnh tượng và làm lễ khai quang hô thần nhập tượng..
Lưu ý không nên thờ cúng hoặc bài trí quá nhiều tượng Phật cùng lúc, nếu chọn tượng Tế Công thì không nên bài trí thêm các tượng khác như tượng Quan Công, Bồ Đề Đạt Ma hoặc tướng Trần Hưng Đạo.
Những tượng trên đều có chung công dụng trấn trạch, bảo hộ, trừ tà ma,… Vậy nên bạn nên lựa chọn một loại tượng đủ hiệu quả mang đến phong thuỷ tốt cho ngôi nhà.
Hi vọng qua bài viết này, Thế Giới Đồ Gỗ đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc vốn có. Mời các bạn tham khảo thêm các sản phẩm khác trong :
Tượng Tế công nên đặt ở những vị trí sang trọng, sạch sẽ tốt nhất nên đặt tượng tại cửa chính trong ngôi nhà bạn, mặt tượng hướng ra ngoài. Khi đó tượng Tế Công sẽ phát huy tác dụng trấn trạch xua đuổi năng lượng xấu ảnh hưởng đến bạn và gia đình.
Nếu nhà bạn có hướng xấu không thể sửa hoặc thay đổi bạn nên đặt tượng Tế Công ở những vị trí đấy để át đi các vận khí xấu gây mất mát bệnh tật hay tai hoạ cho gia đình của mình.
Thờ cúng Tế Công cúng bằng đồ chay hoặc mặn nhưng phải nhớ lau chùi và vệ sinh tượng thường xuyên để tượng luôn phát huy tốt hiệu quả phong thủy đối với ngôi nhà. Trước khi thờ cúng đặt tượng Tế Công vào vị trí trong nhà nên nhờ thầy xem ngày tốt để thỉnh tượng và làm lễ khai quang hô thần nhập tượng..
Lưu ý không nên thờ cúng hoặc bài trí quá nhiều tượng Phật cùng lúc, nếu chọn tượng Tế Công thì không nên bài trí thêm các tượng khác như tượng Quan Công, Bồ Đề Đạt Ma hoặc tướng Trần Hưng Đạo.
Những tượng trên đều có chung công dụng trấn trạch, bảo hộ, trừ tà ma,… Vậy nên bạn nên lựa chọn một loại tượng đủ hiệu quả mang đến phong thuỷ tốt cho ngôi nhà.
Hi vọng qua bài viết này, Thế Giới Đồ Gỗ sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc vốn có. Mời các bạn tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: Youtobe.com/c/ThếGiớiĐồGỗ36