Các loại gỗ quý: TOP 11+ loại gỗ QUÝ HIẾM nhất hiện nay

Không chỉ có chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ cao mà các loại gỗ quý còn mang giá trị kinh tế và giá trị tinh thần vượt trội. Vậy đâu là loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay? Làm sao để nhận biết chúng? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin về 11 loại gỗ trong danh sách quý hiếm hàng đầu và những đặc điểm, ứng dụng cụ thể của chúng. Hãy tham khảo!

1. GỖ QUÝ LÀ LOẠI GỖ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI GỖ QUÝ

Gỗ là dạng tồn tại vật chất được cấu thành từ Xenluloza (40 – 50%), Hemixenluloza (15 – 25%), Lignin (15 – 30%) cùng một số chất khác. Hiện nay có nhiều loại gỗ khác nhau nhưng không phải loại nào cũng quý hiếm. Vậy như thế nào thì gọi là gỗ quý? 

Có thể hiểu đơn giản thì gỗ quý là loại gỗ mang lại giá trị kinh tế và tinh thần cao, số lượng thường có ít trong tự nhiên. Đây là những loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác thương mại quá mức, vì vậy luôn được Nhà Nước bảo vệ. Đặc biệt, để nhận biết gỗ quý có thể căn cứ theo một số đặc điểm nổi bật của chúng, điển hình phải kể đến như:

  • Gỗ quý thường có vân gỗ đa dạng, màu sắc tự nhiên.
  • Các loại gỗ quý thường nặng, chắc, cứng, có tỷ trọng cao và sức chịu lực cao.
  • Gỗ quý thường có mùi hương rất thơm và tính thẩm mỹ cao.
  • Các loại gỗ thường có độ bền cao, không bị cong vênh dưới tác động của thời gian và yếu tố bên ngoài, không bị mối mọt,…
  • Một số loại gỗ quý còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Đây không chỉ là đặc điểm giúp nhận biết gỗ quý mà còn là giải mã vì sao chúng được ưa chuộng và tìm kiếm nhiều như vậy. Hiện nay, số lượng gỗ quý đang ngày càng giảm, khan hiếm. Giá thành gỗ quý ngày càng cao do nhu cầu sử dụng nhiều, chính vì vậy người mua cần lưu ý những đặc điểm nhận biết để mua đúng gỗ quý, đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả, gỗ kém chất lượng,…

2. TOP 11+ CÁC LOẠI GỖ QUÝ HIẾM NHẤT HIỆN NAY

Các loại gỗ quý với chất lượng tốt, độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao nên ngày càng được ưa chuộng. Dưới đây là tổng hợp các loại gỗ quý đang được nhiều người “săn lùng”. Với chủng loại, mẫu mã đa dạng, các loại gỗ này đang là lựa chọn lý tưởng cho đồ nội thất, trang trí,…

2.1 Gỗ Sưa

Nhắc đến các loại gỗ quý thì không thể nào bỏ qua gỗ Sưa. Đây là một trong những loại gỗ quý được nhiều người biết đến, mang lại giá trị kinh tế cao. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là Trắc Thối, Huê Mộc Vàng, Huỳnh (Hoàng) Đàn. Chúng hiện có 3 loại phổ biến là Sưa trắng, Sưa đỏ và Sưa đen. Mỗi loại đều có những đặc điểm cũng như giá trị kinh tế khác nhau. Trong đó, Sưa đen được gọi là “tuyệt gỗ” với giá trị cao nhất.

Có thể nhận biết Gỗ Sưa thông qua những đặc điểm sau đây:

  • Gỗ Sưa thường có màu đỏ hoặc vàng.
  • Thớ gỗ Sưa rất mịn, vân rất đẹp, thường có vân gỗ ở 4 mặt chứ không phải 2 mặt như gỗ thường.
  • Gỗ vừa cưng lại vừa có độ dẻo vừa phải nên chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết và có độ bền cao.
  • Mùi gỗ thoang thoảng, khá giống mùi hương trầm.
  • Khi đốt thì tàn gỗ có màu trắng đục.

Gỗ Sưa nổi tiếng từ thời xưa đến nay bởi độ bền cực kỳ cao, dù ngân trong bùn hay nước nhiều năm thì chúng cũng không hề bị thấm nước hay mục nát. Đặc biệt, mùi hương cũng không bay đi. Khi đặt gỗ phơi nắng lâu ngày thì gỗ vẫn giữ được độ cứng dẻo mà không bị co nứt hay cong vênh. Bởi vậy, khi sử dụng Gỗ Sưa làm đồ nội thất thì hoàn toàn yên tâm bởi độ bền của chúng, khả năng chịu va đập,… Đặc biệt hương thơm và vân đẹp hút mắt.

Hiện nay, gỗ Sưa đỏ là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ nội thất trang trí cao cấp hay đồ phong thuỷ như: bàn thờ, tượng phật, thần tài, lộc bình,… Thời xa xưa, người Trung Quốc còn rất chuộng loại gỗ này bởi quan niệm về đẳng cấp thượng lưu của chúng. Vì vậy, khi nói về các loại gỗ quý thì Gỗ Sưa là cái tên nổi bật hàng đầu.

2.2 Gỗ Mun

Đây cũng là một trong các loại gỗ quý đang được nhiều người tìm kiếm. Loại gỗ này có tên khoa học là Diospyros mun và phân bố chủ yếu ở Việt Nam, một số nước Châu Phi. Cây gỗ Mun thường có độ cao khoảng 10 – 15 mét, đường kính khoảng 0,3 – 0,5m. Tại Việt Nam, Gỗ mun thuộc nhóm IA và thường được phân bổ ở một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Khánh Hoà,… 

Một số đặc điểm nhận biết gỗ Mun phải kể đến như:

  • Gỗ Mun có thớ màu đen, pha đỏ khá đặc trưng.
  • Trọng lượng gỗ rất nặng, có thể chìm trong nước.
  • Bề mặt gỗ mịn màng, được đánh bóng hay sử dụng lâu nằm thì càng mịn màng hơn.
  • Gỗ có vân đẹp, chắc chắn với độ bền cao.
  • Mùi thơm nhẹ nhàng.

Với chất lượng, độ bền và có khả năng chống mối mọt tốt cùng tính thẩm mỹ cao nên ngày càng được ưa chuộng. Hiện tại, loại gỗ này là một trong các loại gỗ quý được ứng dụng chủ yếu để làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất trang trí hay thậm chí là nhạc cụ,…

2.3 Gỗ Lim

Gỗ Lim là loại cây thân gỗ có chiều cao khá lớn, cây trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Đây cũng là một trong các loại gỗ quý tại Việt Nam. Để nhận biết gỗ Lim có thể căn cứ vào một số đặc điểm điển hình dưới đây:

  • Gỗ có màu nâu thẫm, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp mắt.
  • Gỗ chắc, nặng, cứng.
  • Khi được ngâm dưới bùn nhiều năm thì gỗ sẽ chuyển sang màu đen vô cùng sang trọng.
  • Mùi hơi hắc.

Loại gỗ này có độ bền cao, có khả năng chịu lực nén tốt, giá trị thẩm mỹ cao nên thường được sử dụng để chế tác giường, tủ,… đồ dùng nội thất. Đây cũng là một trong những loại gỗ hiện quý hiếm và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, tìm kiếm. Nếu đang tìm hiểu về các loại gỗ quý thì không thể nào bỏ qua loại gỗ Lim này.

2.4 Gỗ Trầm Hương

Trầm Hương được ví như “gỗ của các vị thần” và nằm trong danh mục các loại gỗ quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Loại cây gỗ này có chiều cao từ 15 – 30 mét và phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Để nhận biết gỗ Trầm Hương quý thì người mua có thể căn cứ vào một số đặc điểm như:

  • Gỗ Trầm Hương có vỏ gỗ nhẵn mịn, màu nâu xám.
  • Đường vân gỗ sắc nét và đẹp mắt.
  • Gỗ có trọng lượng nặng, cứng, chắc chắn với độ bền cao.
  • Trầm Hương có mùi thơm của gỗ thoang thoảng, nhẹ nhàng, khi đốt có kết xoáy và tan nhanh trong không khí.
  • Gỗ Trầm Hương có thể nổi trên nước.

Với những người tìm hiểu về loại gỗ này có thể hiểu rõ loại gỗ này thường được làm các loại vật phẩm quý giá bởi mùi hương tự nhiên, mộc mạc, linh thiêng và quý phái. Chúng không chỉ được làm tinh dầu, nước hoa mà gỗ Trầm Hương còn được làm đồ trang trí, phong thuỷ, thậm chí là trang sức. 

Với giá trị cao, gỗ Trầm Hương được nhiều người “săn lùng”. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông vua trầm đất Bắc, không phải cứ có tiền và muốn mua là được trầm hương mà còn phải có duyên. Nhiều quan niệm còn cho rằng, việc dùng đồ làm từ gỗ Trầm Hương có thể mang đến những may mắn và tài lộc. Đây cũng chính là lý do vì sao đây là loại gỗ đứng đầu trong các loại gỗ quý được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

2.5 Gỗ Đen Châu Phi

Loại gỗ này có tên khoa học là Dalbergia Melanoxylon, Grenadilla hoặc Mpingo thường phân bố ở khu vực phía đông nam của Nam Phi. Thông thường, cây gỗ trưởng thành đạt độ cao khoảng 4 – 15 mét. Đây cũng là một trong các loại gỗ quý hiện nay. Đặc điểm nhận dạng gỗ đen Châu Phi phải kể đến như:

  • Gỗ có kết cấu dày đặc, bóng láng và màu đỏ đến đen thuần khiết.
  • Phôi nhỏ được cắt thường có màu trắng sáng hoặc vàng.
  • Đường phiến gỗ phân chia rõ ràng.
  • Gỗ có độ bền cao, ít bị cong vênh hay nứt gãy.

Bên cạnh đó, loại gỗ này có sáp dày đặc nên rất lý tưởng cho việc điêu khắc chi tiết nhỏ. Điều này lý giải vì sao chúng thường được sử dụng để làm nhạc cụ. Tuy nhiên, gỗ có tốc độ sinh trưởng rất chậm nên vô cùng hiếm. Nếu việc khai thác không được kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm gỗ đen Châu Phi ngày càng nghiêm trọng.

2.6 Gỗ Cẩm Lai

Nếu đang tìm kiếm các loại gỗ quý nhất Việt Nam thì không thể nào không kể đến gỗ Cẩm Lai. Loại gỗ này thường phân bố ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ,… Đây là dòng cây gỗ to, có tán rộng, chiều cao của cây có thể đạt 20 -25m, đường kính thân gỗ từ 0,5 – 0,6m và thường có màu nâu xám nhiều sơ. Các đặc điểm nổi bật để nhận biết Gỗ Cẩm Lai như:

  • Chất gỗ đanh, chắc chắn.
  • Vân gỗ đẹp, màu sắc thẩm mỹ.
  • Gỗ thường có màu nâu hồng, thó mịn, khá giòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn và dễ đánh bóng.

Đây là một trong các loại gỗ quý có giá trị, bền đẹp, được đánh giá cao so với các loại gỗ thông thường khác. Tuy nhiên, chúng cũng sinh trưởng khá chậm nên khả năng khai thác còn hạn chế. Loại gỗ này hiện đang được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo nhạc cụ dân tộc cũng như làm đồ thủ công mỹ nghệ.2.7 Gỗ Gụ

Trong nhóm I các loại cây gỗ quý hiếm tại Việt Nam có sự xuất hiện Gỗ Gụ. Loại gỗ này được chia làm 4 loại chính bao gồm: Gỗ Gụ Mật, Gỗ Gụ Lào, Gỗ Gụ Ta và Gỗ Gụ Nam Phi. Tương tự như các loại gỗ quý khác, Gụ có thể được nhận biết thông qua những đặc điểm sau đây:

  • Màu sắc: Khi mới khai thác thì gỗ có màu vàng nhưng càng để lâu thì chuyển màu nâu đậm hoặc nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.
  • Gỗ gụ có trọng lượng nặng, tỷ trọng lớn hơn nhiều lần so với các dòng gỗ thường khác.
  • Gỗ có mùi hơi chua nhưng không quá hăng, chỉ khi để gần mũi mới có thể ngửi thấy.
  • Đường vân gỗ đều, thẳng, màu rất đẹp mắt.
  • Đường kính thân cây gỗ gụ thường lớn nên dễ dàng chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ.
  • Gỗ gụ dễ đánh bóng, chịu được ngoại lực tốt nên ít cong vênh, mối mọt.

Loại gỗ này thường rất bền với tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm. Đây là lý do vì sao chúng ngày càng được ưa chuộng và nhiều người tìm kiếm. Hiện tại, Gỗ Gụ được sử dụng nhiều trong việc chế tác đồ nội thất trang trí, thủ công mỹ nghệ,… Gỗ Gụ cũng thuộc danh sách các loài gỗ quý ở Việt Nam hiện nay.

2.8 Gỗ Ngọc Am

Khi nói về các loại gỗ quý tại nước ta thì Ngọc Am chính là ví dụ điển hình. Loại gỗ này có tên khoa học là Cupressus funebris, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm. Đây là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ hoàng đàn. Chúng ta có thể nhận biết gỗ Ngọc Am thông qua một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Gỗ cứng, thớ mịn, vân đẹp.
  • Gỗ có màu vàng rực rỡ hoặc màu đỏ.
  • Mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu, hương thơm lưu lại lâu.

Không chỉ là gỗ mà Ngọc Am còn được biết đến với khả năng chiết tinh dầu dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm. Đồng thời, theo dân gian lưu truyền thì loại gỗ này còn có tác dụng chữa bệnh, đào thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo,… Đặc biệt, một số đại gia săn tìm loại gỗ này bởi chúng mang ý nghĩa tâm linh, giúp xua đuổi tà khí, đón may mắn, thịnh vượng,…

Sự hình thành của Gỗ Ngọc Am trải qua hàng nghìn năm, cùng với quá trình sinh trưởng chậm nên loại gỗ này ngày càng quý hiếm. Nhiều người cho rằng, vẻ đẹp của gỗ Ngọc Am nằm ở hình dạng của nó “là gỗ mà không giống gỗ, giống như ngọc bích mà không phải ngọc bích”. Đây cũng là lý do vì sao loại gỗ này thuộc nhóm các loại gỗ quý ngày càng được ưa chuộng.

2.9 Gỗ Xá Xị

Trong nhóm các cây gỗ quý tại Việt Nam thì Xá Xị cũng là cái tên điển hình. Gỗ Xá Xị thuộc họ Long não Lauraceae, có tên khoa học là Cinnamomum Parthenoxylon Meisn. Ngoài ra, loại gỗ này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: gù hương, rè hương, cô châu, canh châu. Nếu muốn nhận biết loại gỗ này thì người mua có thể căn cứ vào một số đặc điểm nổi bật dưới đây:

  • Cây gỗ thẳng, thường có vỏ bên ngoài màu nâu xám.
  • Cây có thể cao đến 20 mét và đường kính thân trong khoảng 60 – 90cm.
  • Bên trong gỗ thường có màu vàng nhạt, xanh nhạt hay đỏ nhạt va vân gỗ đẹp mắt, thớ gỗ mịn, sờ mát tay.
  • Gỗ xá xị có thân tương đối mềm, dẻo, dễ nhận biết khi ấn nhẹ.
  • Mùi hương xá xị đặc trưng, vừa dễ chịu, tự nhiên, khá giống với mùi nước giải khát xá xị đóng chai.

Tại Việt Nam, loại gỗ này thường phân bố nhiều ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên,… và đứng thứ 4 trong các loại gỗ quý hiếm (chỉ sau trầm hương, hoàng đàn và ngọc am). Loại gỗ này có khả năng chịu nước cao nên có ngâm trong nước lâu hơn các loại gỗ khác. Sau thời gian chúng có thể dần chuyển sang màu nâu xám, đồng thời lượng dầu trong gỗ không còn có thể sử dụng để sản xuất và thi công nhiều đồ trang trí, nội thất cao cấp.

2.10 Gỗ Bocote

Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm và xa xỉ hàng đầu hiện nay. Chúng thường được phân bố ở khu vực Trung và Nam Mỹ, điển hình là Mexico. Gỗ Bocote thuộc danh sách các loại gỗ quý và có giá trị kinh tế cao nhất trên toàn thế giới. Để nhận biết loại gỗ này thì người mua có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau đây:

  • Gỗ Bocote có thân màu vàng nâu với đường sọc màu nâu nhạt đến gần sọc đen. Đồng thời, cây có tuổi đời càng lâu thì màu càng có xu hướng tối dần.
  • Vân gỗ nhỏ và đẹp mắt.
  • Hương thơm dễ chịu nên thường được làm dầu thơm, tinh dầu,…

Đây là một trong các loại gỗ quý được nhiều người “săn lùng” nhờ tính thẩm mỹ cao, độ bền có thể lên tới hàng trăm năm và hoàn toàn không bị cong vênh, nứt gãy hay mối mọt. Loại gỗ này hiện đang được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế đồ nội thất cao cấp hoặc được dùng để làm nhiều loại nhạc cụ.

2.11 Gỗ Hồng Ngà

Trong danh sách 11 loại gỗ quý nhất hiện nay thì Hồng Ngà cũng là một ví dụ điển hình. Gỗ Hồng Ngà hay còn được gọi với cái tên thân mật Gỗ Ngà Đỏ, có tên khoa học là Berchemia zeyheri. Loại gỗ này được phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Phi. Tương tự như các loại gỗ quý khác, Hồng Ngà có những đặc trưng nổi bật như:

  • Gỗ có nhiều màu từ hồng nhạt nâu đến hồng sáng như neon rồi đến màu đỏ đậm. Trong đó, điển hình nhất là những mảnh có giá trị nhất của Pink Ivory là một màu hồng rực rỡ.
  • Dát gỗ Hồng Ngà có màu vàng, tâm gỗ cứng và rất nặng.
  • Gỗ có vỏ ngoài màu nâu xám, với những chấm màu xám nhạt, sần sùi trên cành non.
  • Vân gỗ có dạng xương cá.

Gỗ Hồng Ngà có giá trị kinh tế và tinh thần cao, chúng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: làm đồ trang trí, nội thất cao cấp, làm dược liệu chăm sóc sức khoẻ, sử dụng làm tinh dầu,… Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại gỗ được giả Hồng Ngà nên người mua cần lưu ý tìm hiểu kỹ để mua đúng sản phẩm thật với chất lượng tốt nhất.

3. ỨNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI GỖ QUÝ TRONG ĐỜI SỐNG

Các loại gỗ quý với chất lượng, độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao, chúng có nhiều giá trị về kinh tế cũng như tinh thần. Chính vì vậy, ứng dụng của gỗ quý trong đời sống cũng vô cùng đa dạng. Trong đó, các loại gỗ quý hiếm thường được ứng dụng cụ thể như:

  • Chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ: Chúng ta không còn xa lạ với những bình hoa, ấm chén gỗ, lục bình,… được làm từ những loại gỗ quý. Như vậy, có thể nói, ứng dụng nổi bật của chúng chính là trong lĩnh vực chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất: Sử dụng gỗ quý được xem là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Với độ bền cao, không bị cong vênh, mối mọt, nứt nẻ,… cùng tính thẩm mỹ cao mà gỗ quý có thể dùng để tạo nên những sản phẩm nội thất đẹp, chất lượng như: bàn ghế, giường tủ, đồ dùng gia đình,…vô cùng giá trị.
  • Trong lĩnh vực phong thuỷ, tâm linh: Các loại gỗ quý như Ngọc Am, gỗ Sưa, gỗ Trầm Hương,… được sử dụng để chế tác bàn thờ, tượng phật, vòng gỗ,… Chúng được xem như biểu tượng tâm linh, giúp mang đến nhiều may mắn, sức khoẻ, hạnh phúc, tài lộc cho gia đình, phục vụ nhu cầu tinh thần khá tốt.
  • Sản xuất dược liệu: Một số loại gỗ có hương thơm hấp dẫn cùng lượng tinh dầu nhất định chính là nguyên liệu cho ngành sản xuất dược liêụ, điển hình như nước hoa, tinh dầu,… 
  • Ứng dụng trong sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.

Như vậy, các loại gỗ quý có tính ứng dụng cao và ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu thực tiễn mà khách hàng có thể tìm mua những loại gỗ, sản phẩm từ gỗ phù hợp. Đừng quên ghi nhớ đặc điểm nhận biết của từng loại để mua đúng gỗ chuẩn nhé.

4. CÁC LOẠI GỖ QUÝ GIÁ BAO NHIÊU? CÁCH TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

Theo như thông tin được cung cấp phía trên thì gỗ quý thường có giá trị kinh tế và tinh thần cao. Bởi vậy, giá bán của chúng cũng không hề rẻ. Tuỳ từng loại cũng như sản phẩm được chế tác từ gỗ mà mức giá có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể hình dung cách tính giá các loại gỗ điển hình theo công thức sau đây:

  • Với gỗ tròn: Thể tích (Mét khối – m³) = L x S (Trong đó L là chiều dài gỗ và S là diện tích mặt cắt tròn).
  • Với gỗ vuông: Thể tích ((Mét khối – m³) = H x a x a (Trong đó H là chiều dài khối gỗ có thể dùng thước đo tương tự khối tròn và a là độ dài cạnh của khối vuông). 
  • Đối với gỗ chữ nhật: Thể tích (Mét khối – m³) = H x a x b (Trong đó H là chiều dài khối gỗ, a là chiều rộng mặt cắt và b là chiều dài của mặt cắt).

Như vậy, tuỳ thuộc vào loại gỗ, dòng gỗ, mặt cắt,… mà thể tích có thể sẽ được tính khác nhau. Đồng thời giá gỗ trên đơn vị thể tích của mỗi loại cũng khác nhau. Hiện nay, giá gỗ Trầm Hương (Loại Kỳ Nam) là đắt nhất tại Việt Nam với giá trị lên đến vài chục tỷ đồng/mét khối. Vì vậy, nếu có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua sản phẩm được chế tác từ gỗ quý thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các đơn vị phân phối để được tư vận cụ thể cũng như báo giá chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon