Gỗ Mun là loại gỗ tự nhiên, được chế tác từ thân cây gỗ Mun và đưa vào sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, được phổ biến khá rộng rãi trên thị trường và được rất nhiều người biết đến.
Cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé !
1. Định nghĩ về gỗ Mun
Cây mun hay còn gọi với các tên phổ biến như mun sừng, mun đen, mun sọc,… và có tên khoa học là Diospyros mun, đây thuộc họ thị, cây rụng lá, chiều cao của cây trưởng thành khoảng 10 – 15m, thân có đường kính 0,3-0,5m, gốc bạnh vè, vỏ màu đen và nứt dăm dọc thân.

- Gỗ mun thuộc nhóm mấy?
Theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng(Ban hành kèm theo quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1997 và quyết định 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm Nghiệp) thì gỗ mun thuộc nhóm I cùng với các loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ gụ, gỗ hương, gỗ muồng đen, gỗ hoàng đàn, gỗ cẩm lai,….
- Tổng quan cây gỗ Mun
Lá cây hình bầu dục và mềm, chiều dài một lá khoảng 6cm, chiều rộng khoảng 2cm, lá mọc cách theo cuống, khi khô có màu đen chứ không phải màu xám hoặc nâu như một số cây gỗ khác.
Hoa mun tương đối nhỏ, mọc ở nách lá có màu vàng, hoa cái và hoa đực mọc riêng lẻ với việc hoa cái mọc đơn độc còn hoa đực mọc thành khóm khoảng 5 hoa, hoa thường mọc vào khoảng tháng 7, và cây non mọc bằng hạt ở xung quanh gốc cây chính vì vậy mun thường mọc thành đám.

Cây mun phát triển chậm, tốt hơn những nơi thoáng, ưa sáng.
2. Khu vực phân bố
Cây mun được phát hiện chủ yếu tại Việt Nam gần như là một cây bản địa phân bố trong tự nhiên và rừng trồng tại một số tỉnh như: Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái,…
Một số thành phố lớn cũng trồng loại cây này ở đường phố, công viên, danh lam thắng cảnh để trẻ em và người dân biết nhiều hơn về loại cây quý giá cần được bảo tồn này.
Ngoài ra hiện nay loại cây này còn được trồng tại một số quốc gia Châu Phi như Nam Phi, Ai Cập, Lào, Ấn Độ,… với mục đích khai thác lấy gỗ xuất khẩu.
3. Đặc điểm của gỗ Mun
- Gỗ mun khi khô có màu đen bóng, chống mọt, cứng, nặng, giòn nên rất khó gia công tạo nên những sản phẩm có giá trị cao trong tâm linh cũng như góc độ thẩm mĩ.

- Gỗ mun có vân gỗ là những hoa văn sọc trắng vàng và đen hòa quyện lẫn nhau rất đẹp, chất gỗ nặng, cứng và chống được mối mọt nên được sử dụng rất nhiều trong làm đũa và các sản phẩm mĩ nghệ đem lại giá trị sử dụng cực kì bền nên tới vài chục năm đến cả trăm năm.
3. Tình trạng của cây gỗ Mun hiện nay
Cây mun đang bị khai thác tận diệt tại rừng tự nhiên của tất cả các quốc gia có loại cây này chính vì vậy nhiều quốc gia liệt loại cây này vào dạng cấm khai thác và cần bảo tốn như:
- Tại Việt Nam được ghi vào sách đỏ các loại cây cần được bảo vệ cấm khai thác.
- Tại Ấn Độ và Sri Lanka đều cấm xuất khẩu loại gỗ mun, tuy nhiên các sản phẩm được gia công từ loại gỗ này vẫn được xuất khẩu..
- Tại Indonesia, loại cây này vẫn cho phép khai thác nhưng ở điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt.
- Và nhiều quốc gia và các hiệp hội bảo tồn động thực vật thiên nhiên đều xếp loại cây này vào dạng nguy cấp cần được bảo tồn.

Dựa theo đặc điểm bề ngoài và cách gọi của từng địa phương khác nhau trên thị trường hiện nay gỗ mun được gọi với một số tên như: Gỗ mun đen, mun sọc, mun sừng, mun da báo, mun hoa,….
Tuỳ vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà mỗi người có một sự lựa chọn về loại gỗ khác nhau. Hi vọng qua bài viết này có thể hiểu rõ hơn về gỗ Mun và có thêm nhiều kiến thức về gỗ hơn nữa.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi những bài viết của Thế Giới Đồ Gỗ.