Gỗ xoan đang dần trở lên phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm nội thất từ gỗ xoan ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ cao mà giá thành lại rẻ. Trong bài viết này Thế Giới Đồ Gỗ cùng các bạn tìm hiểu về gỗ xoan và những đặc điểm sinh thái của nó nhé!
Gỗ xoan và những đặc điểm hình thái của cây gỗ xoan
Cây xoan là một loài cây thân gỗ lá rụng khá sớm thuộc họ xoan có tên tiếng anh là Mekiaceae. Chúng có tên gọi khác là xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đông,…Ngoài ra , tên quốc tế của gỗ xoan còn vô cùng đa dạng: Pride of India, Ưhite cedar, Persian lilac,…..
Theo đó chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Úc. Được du nhập vào nước ta từ nhiều năm về trước. Tại Việt Nam loài gỗ tự nhiên này phân bố ở rất nhiều các tỉnh như: Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh,… Và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Cây gỗ xoan được xếp vào nhóm VI trong danh sách những loài gỗ quý ở Việt Nam
Cây xoan là cây gỗ lớn cáo từ 20m đến 25m. Thân thẳng tròn, đường kính cây gỗ từ 40 – 50cm. Vỏ nhẵn màu tro bạc. Cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có nhiều bì khổng tròn, màu nâu nhạt. Toàn thân có mùi hôi bọ xít. Lá đơn nguyên, phiến lá dày, hơi nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, màu trắng vàng, đài hình chuông chia làm nhiều thuỳ. Cánh hoa nhỏ phủ nhiều lông. Xoan ra hoa vào tháng 3-4 quả chín vào tháng 8-9 chuyển từ xanh sang màu vàng. Quả hạch, hình thận, chia 5 hạt. Hạt có ,màu nâu nhạt chứa nhiều dầu.
Đặc điểm sinh thái của cây gỗ xoan
Phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, có mặt hầu hết ở các tỉnh miền bắc từ độ cao 500 – 600m trở xuống. Là cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, chu kì kinh doanh không quá dài từ 25 – 35 năm rễ gây trồng, có thể trồng hỗn giao với các loại cây khác. Cây tái sinh mạnh trong các loại rừng thứ sinh, có độ tàn che từ 0,3 đến 0,5.
Cây xoan có biên độ sinh thái rộng nên có thể gây trồng ở các tỉnh miền bắc những nơi có lượng mưa bình quân 1500 – 2500 mm/ năm, nhiệt độ bình quân từ 20 – 27 độ C. Có thể trồng trên các loại đất còn tính chất rừng. Nhưng thích hợp nhất là đất feralit sâu dày, ẩm mát, thoát nước.
Ở Việt Nam, loài cây này được phân bố một số ít ở vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ninh,… Và một số nơi khác ở Tây Nguyên. Tại Kom Tum, Lâm Đồng, tập trung nhiều ở miền Đông nam trung bộ như: Bình Thuận, Đồng Nai.
Đó là những đặc điểm về hình thái và đặc điểm về sinh thái của cây gỗ xoa. Hy vọng qua bài viết mang tính chất tham khảo này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về gỗ xoan và những đặc điểm sinh thái của chúng. Theo dõi bài viết của Thế Giới Đồ Gỗ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Cảm ơn bạn đã đón đọc!