Cách tạo tuyết và bảo quản tượng gỗ Hoàng Đàn

Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng, đặc biệt là có lớp tuyết mọc tự nhiên trên bề mặt gỗ khá đẹp, khi được soi dưới ánh đèn thì vô cùng lấp lánh và hút mắt người nhìn.

Sau khi vận chuyển hay sờ trực tiếp lên thì loại tuyết bám trên gỗ này sẽ mất đi. Vậy làm thế nào để tạo tuyết và bảo quản tượng gỗ Hoàng Đàn ?

Hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ đi sâu vào tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé !

1. Cách tạo tuyết trên gỗ Hoàng Đàn

Trên nhiều sản phẩm gỗ Hoàng Đàn, ta sẽ thấy có lớp tuyết mỏng mịn như nhung bám trên bề mặt gỗ. Đây được gọi là hiện tượng lên tuyết độc đáo, là đặc điểm đặc trưng của đồ gỗ Hoàng Đàn.

Để tạo thành tuyết thì yêu cầu môi trường phải kín gió nên sau khi hoàn thành sản phẩm, nên đặt tượng gỗ gỗ Hoàng Đàn vào lồng kính, đặt vào lọ thủy tinh hoặc dùng bọc Nilon để quấn lại. Với điều kiện kín gió, thời tiết ẩm và lạnh thì tinh dầu trong gỗ Hoàng Đàn tiết ra sẽ tạo nên lớp tuyết lấp lánh rất lạ mắt, sang trọng. Phần tinh dầu hay nhựa gỗ tiết ra càng nhiều thì tuyết sẽ càng lên dày, càng lan rộng hơn. Lớp tuyết này có độ dính như keo nhưng không phải là mốc. 

Để tạo ra mùi thơm của gỗ Hoàng Đàn thì không nên dùng giấy ráp chà xát mà nên dùng dao, đục hoặc vật nhọn tác động vào những vị trí ngóc ngách, khó thấy để tinh dầu tiết ra. Tuy nhiên cách này có thể khiến tượng gỗ giảm tuổi thọ cũng như mất giá trị thẩm mỹ.

Gỗ hoàng đàn tuyết

2. Cách bảo quản tượng gỗ Hoàng Đàn

1. Thường xuyên lau chùi

Một trong những cách nghe có vẻ là đơn giản nhưng đa số mọi người thường xem nhẹ và bỏ qua việc thường xuyên lau chùi tượng gỗ này. Đồ gỗ để một thời gian sẽ bị bám bụi và tượng càng có nhiều chi tiết tinh xảo, đường nét góc cạnh thì bụi lại càng dễ bám vào những nơi này. Nếu bạn không lau chùi những tượng gỗ của mình một cách thường xuyên thì những lớp bụi sẽ càng lúc càng bám chặt vào những vị trí này, trở nên cứng đầu và khó chùi rửa hơn.

Bạn có thể dùng một cây chổi nhỏ có đầu lông nhuyễn, mềm để phủi bụi cho tượng thường xuyên. Định kỳ lau các tượng gỗ với khăn mềm, nhúng nước và vắt hết nước chỉ để ẩm. Dùng khăn ẩm nhẹ nhàng lau những vị trí bám bụi đó. Việc lau tượng bằng khăn ẩm không chỉ có tác dụng làm sạch bụi mà còn có thể giúp cung cấp thêm độ ẩm cho gỗ, giúp chống gỗ bị nứt nẻ.

Với những vết bẩn khó lau chùi bám trên tượng, các bạn có thể dùng loại nước tẩy dành riêng cho đồ gỗ để lau chùi. Lưu ý không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh, có tính Axit cao để lau chùi tượng gỗ Hoàng Đàn.

2. Đánh bóng bề mặt gỗ

Tượng gỗ dù có dùng loại gỗ tốt đến đâu thì sau một thời gian sử dụng, ngoài việc bị bám bụi thì bề mặt bên ngoài của tượng gỗ cũng sẽ bị mờ đi. Trong trường hợp xấu nhất là lớp sơn phủ cũng có thể bị bong tróc, màu không đồng đều. Để hoàn trả lại tính thẩm mỹ cho tượng gỗ cũng như bảo vệ chất gỗ bên trong, mọi người nên đánh bóng bề mặt các tượng gỗ của mình. 

Nếu có điều kiện, bạn có thể đem tượng gỗ Hoàng Đàn của mình đến các xưởng gỗ uy tín và có kinh nghiệm xử lý gỗ để chỉnh sửa và đánh bóng lại tượng như mới. Các xưởng gỗ có thể dùng sơn PU hoặc xi măng trắng để phủ lại tượng gỗ, vừa có tác dụng làm bóng tượng mà vừa giúp giữ lại được các đường vân của tượng gỗ. Đây cũng là cách mà những ai am hiểu về gỗ cũng thường hay làm để đánh bóng tượng gỗ.

3. Không để tượng dính nước, quá ẩm

Khi đã sở hữu tượng gỗ, việc trang trí tượng gỗ vào những vị trí thích hợp không những sẽ làm căn nhà đẹp hơn mà còn giúp bảo quản tượng. Bạn nên đặt tượng ở những nơi khô ráo, nếu tượng có kích thước không quá lớn thì có thể đặt lên cao. Nếu tượng Hoàng Đàn bị dính nước lâu ngày thì bề mặt màu gỗ sẽ trở nên thâm đen, xạm đi rất xấu và mất mùi hương.

Do tính hút ẩm cao của gỗ mà tượng gỗ dễ xảy ra tình trạng nấm mốc, mối mọt, nhanh hỏng khi đặt trong môi trường quá ẩm, độ ẩm không khí khoảng 50% sẽ phù hợp với đồ gỗ.

Nếu ở vùng thường hay có mưa nhiều, độ ẩm luôn cao thì tượng gỗ còn có thể xảy ra hiện tượng bị phồng rộp trên bề mặt. Khí hậu quá hanh khô thì lại dẫn đến hiện tượng nứt. Nên chú ý đến môi trường đặt gỗ và đặt túi hút ẩm, sử dụng máy hút ẩm để giảm hiện tượng này.

4. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp 

Đồ gỗ nếu bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, mất độ ẩm, màu sắc của tượng gỗ cũng sẽ dần dần phai mờ. Do trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím nên tốt nhất bạn không nên đặt đồ gỗ ngoài trời hoặc nơi có ánh nắng chiếu thẳng.

Trong trường hợp không thể tránh được thì bạn có thể dùng lớp phim mỏng dán trên cửa sổ hoặc sử dụng các loại vách ngăn kính cường lực, mành rèm… nhằm hạn chế tác động của tia cực tím gây ra.

5. Chống trầy xước cho đồ gỗ

Đối với tượng gỗ, nhất là tượng gỗ Hoàng Đàn quý hiếm thì xuất hiện dù 1 vết xước cũng sẽ khiến tượng không không còn giữ được vẻ sang trọng vốn có và phần nào làm giảm giá trị của tượng. Khi di chuyển tượng từ nơi này đến nơi khác, các bạn nên lưu ý tuyệt đối phải bọc kỹ các chi tiết đồ gỗ đã tháo rời bằng giấy báo hay vải mềm.

Khi đặt tượng ở đâu đó, đảm bảo khu vực đó không dễ tiếp xúc với những vật dụng dễ gây trầy xước như dao, kéo, chén, bát,…hay dung dịch chất tẩy rửa mạnh.

Với món đồ trang trí, đồ tâm linh – phong thủy có giá trị như tượng gỗ Hoàng Đàn thì bạn nên lưu ý trong việc chăm sóc để món đồ ngày càng tăng giá trị và luôn đẹp như mới.

Trên đây là tổng hợp các cách bảo quản tượng, đồ vật gỗ Hoàng Đàn và cách tạo tuyết cho loại gỗ này mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và lựa chọn được những sản phẩm hữu ích cho mình từ loại gỗ quý hiếm này.

XEM THÊM :

Gỗ Hoàng Đàn được chia làm mấy loại ?

Gỗ Hoàng Đàn có tốt không ? Có ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon