Gỗ Lim là loại gỗ có cái tên khá quen thuộc và phổ biến trên thị trường, nhưng không phải vì thế mà ai cũng biết. Nhiều người thường thắc mắc rằng gỗ Lim là gỗ gì ? Nguồn gốc phân bố ở đâu ? Đặc điểm ra sao ? Có mấy loại gỗ Lim ? Thế Giới Đồ Gỗ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới.
1. Gỗ Lim là gỗ gì ?
Gỗ lim, là tên gọi chung cho một nhóm sản phẩm được lấy từ một số loại lim như: lim xẹt, lim vàng, lim xanh, lim đen, lim đỏ, hoặc từ các giống lim đến từ các nước khác như: lim Nam Phi, Limk Ghana, lim Lào.
Người Việt gọi gỗ lim nhằm chỉ loài Erythrophleum fordii (lim xanh) thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài này là một trong bốn loại gỗ thuộc trong nhóm tứ thiết đinh, lim, sến, táu.
2. Tổng quan về cây gỗ Lim
Cây lim thuộc loại cây gỗ lớn, có thể cao trên 30m. Thường cây sẽ phân thành 2 tầng, cành thấp và cành non có màu xanh lục. Thân cây gỗ thẳng và trong, có gốc bạnh nhỏ, vỏ cây có màu nâu nhật, nếu bong mảng thì có lớp vỏ trên màu nâu. Cây có lá kép lông chim, hoa hình chùm kép, quả có hình trái thuông, hạt dẹp màu nâu đen.
Cây gỗ lim khi còn nhỏ thì ưa bóng, khi lớn lên thì ưu sáng, mọc chậm, phân bố nhiều ở nơi có đất sét hoặc sét pha sâu dày, nơi có khí hậu nhiệt đới mưa mùa.
Ở Việt Nam, gỗ lim được xếp vào loại gỗ quý hiêm thuộc nhóm II.
3. Nguồn gốc phân bố
Hiện tại, chúng ta hay gặp nhất là các loại lim ở Việt Nam được trồng tại Tây Nguyên, phân bố rộng rãi ở Trung Quốc và Đài Loan. Ngoài ra chúng còn được nhập khẩu ở lào và Nam Phi.
4. Đặc điểm và cách nhận biết gỗ Lim
Gỗ lim có chất lượng tốt, thân gỗ cứng, gỗ có đặc tính chắc, nặng không bị mối mọt tấn công. Gỗ lim có màu từ nâu nhẹ đến nâu thẫm. Vân gỗ lim có dạng xoắn đẹp mặt. Gỗ có đặc tính tốt nên các sản phẩm làm từ gỗ lim không xảy ra tình trạng cong vênh, co ngót hay nứt nẻ nếu bị tác động của thời tiết. Độ bền của gỗ lim cao có thể lên tới vài chục năm nên chúng rất được đánh giá cao và yêu thích sử dụng.
Gỗ lim cũng là 1 trong trong 4 loại tứ thiết của nước ta cùng với đinh, sến và gụ nên luôn đảm bảo tốt và rắn chắc.
Gỗ lim có mùi hắc, có thể gây dị ứng cho mũi. Tuy nhiên, chỉ trong quá trình khai thác hoặc chế tác sản xuất đồ gỗ mới xảy ra tình trạng trên. Còn khi đã ra thành phẩm thì gỗ lim dường như không còn.
Gỗ lim cứng, nặng nên thường gây khó khăn khi di chuyển khai thác và thi công lắp đặt sản phẩm. Nếu để một thời gian lâu hay ngâm dưới bùn thì bề mặt gỗ sẽ có màu đen.
5. Các loại gỗ Lim
Gỗ lim được phân thành nhiều loại như: lim vàng, lim đen, lim đỏ, lim xanh, lim xẹt,…
Trong đó, gỗ lim xanh là loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
- Cây gỗ lim xanh (gỗ lim Tali):
Gỗ lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum Fordii; còn được gọi là gỗ lim ta.
Khi còn non, thân gỗ có màu vàng nâu; sẽ dần chuyển sang màu vàng đen khi trưởng thành. Dác gỗ có màu xám.
Sau khi khai thác, lõi gỗ lim xanh sẽ chuyển dần từ màu vàng sang nâu. Nếu ngâm lâu dưới bùn, màu nâu sẽ chuyển dần sang đen, có xoắn chéo đẹp. Đây là lý do gỗ lim xanh thường bị nhầm thành gỗ lim đen.
Đặc điểm nhận biết của gỗ lim xanh là dăm gỗ khá thô.
- Gỗ lim vàng (lim Okan):
Chất gỗ lim vàng tương đối cứng, khối lượng trung bình khi khô là khoảng 740kg/m3, thớ gỗ mịn. Do đó, ưu điểm của gỗ lim vàng là ít bị cong vênh, mối mọt.
Màu sắc đặc trưng là nâu đỏ nhạt. Sau khi hoàn thiện sản phẩm, thợ chế tác sẽ sơn lên trên bề mặt đồ nội thất một lớp sơn PU, giúp làm nổi vân gỗ tự nhiên đẹp mắt, độc đáo.
Đặc biệt, gỗ lim vàng có mùi hương dễ chịu hơn so với các loại gỗ lim khác nên có thể được sử dụng để sản xuất đồ mỹ nghệ và các vật dụng hàng ngày.
Gỗ lim vàng có chất lượng khá tốt, giá cả phải chăng nên thường được dùng làm tủ bếp, bàn ăn, bàn làm việc, kệ Tivi,…
- Gỗ lim xẹt:
Gỗ lim xẹt hay còn gọi là gỗ lim Vang là một loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh trong khí hậu nhiệt đới, được trồng khá nhiều ở Việt Nam hiện nay.
Gỗ lim xẹt khác với các loại gỗ lim khác là phần giác lõi có sự xen giữa màu nâu và màu vàng xám.
Ngoài ra, gỗ lim xẹt chỉ thuộc nhóm V trong bảng phân loại các nhóm gỗ. Độ cứng của nó chỉ ở mức trung bình, mùi hương còn rất hắc, gay mũi.
Ưu điểm của gỗ lim xẹt là khá bền, không dễ bị cong vênh, mối mọt, giá thành hợp với túi tiền của người tiêu dùng hơn.
– Gỗ lim đỏ:
Gỗ lim đỏ là một loại gỗ quý hiếm, có giá thành khá cao. Phần vỏ gỗ sần sùi, có màu trắng hoặc xám.
Đường vân gỗ đẹp, độ bền cao, màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, gỗ lim đỏ còn có khả năng chịu nhiệt tốt nên rất được ưa chuộng.
Ngoài gỗ lim trong nước, do nhu cầu sử dụng, gỗ lim cũng được nhập khẩu nhiều từ nước ngoài. Trong đó, được nhập khẩu nhiều nhất là gỗ lim Lào và lim Nam Phi.
Gỗ lim Nam Phi: Có màu sắc sang trọng, quý phái. Thịt gỗ màu vàng xen lẫn xanh độc đáo. Giác gỗ mỏng, chất gỗ bền và cứng, đường vân dạng xoắn đẹp mắt, thường được dùng để làm bậc cầu thang, khung cửa, đồ thủ công,….
Gỗ lim Lào : Gỗ lim Lào có thời gian khai thác lâu hơn lim Nam Phi nên chất gỗ già, nặng hơn, màu sắc cũng đậm hơn lim Nam Phi. Giá gỗ lim Lào, vì thế, cũng cao hơn lim Nam Phi.
Gỗ lim Lào có khả năng chịu nhiệt rất tốt, chắc chắn, ít bị sâu mọt.
Khi đã phun màu, màu sắc lim Lào sáng bóng, vân gỗ mịn hơn, còn khi chưa sơn thì loại gỗ này có màu đỏ sậm.
Mời bạn tham khảo thêm các sản phẩm gỗ khác tại : Youtobe.com/c/ThếGiớiĐồGỗ36
Qua bài viết trên, Thế Giới Đồ Gỗ đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc vốn có. Hi vọng bạn chọn được sản phẩm phù hợp cho mình và gia đình.