Có mấy loại gỗ Mun ?

Gỗ mun khi khô có màu đen bóng, chống mọt, cứng, nặng, giòn nên rất khó gia công tạo nên những sản phẩm có giá trị cao trong tâm linh cũng như góc độ thẩm mĩ.

Nhiều người vẫn chưa biết gỗ Mun có mấy loại? Mỗi loại có đặc điểm như thế nào ? Là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Dựa theo đặc điểm bề ngoài và cách gọi của từng địa phương khác nhau trên thị trường hiện nay gỗ mun được gọi với một số tên như: Gỗ mun đen, mun sọc, mun sừng, mun da báo, mun hoa,….

1. Gỗ mun sừng ( Gỗ mun đá )

Loại này rắn chắc như tên gọi của nó, khi cắt ngang gỗ sẽ thấy vân xanh đen, đen nhạt như màu tro. Khi để lâu chuyển sang màu đen bóng như sừng, vân và tâm gỗ cũng mất đi. Đây là loại nặng nhất trong các loại gỗ mun, về độ nặng của mun sừng ngang với gỗ trắc. Gỗ mun sừng rất cứng nhưng lại giòn do vậy thợ thi công phải có tay nghề cao.

Phân bố chủ yếu từ Bắc Bình Thuận cho đến Khánh Hòa, càng trồng ở điều kiện đất đai càng màu mỡ gỗ mun sừng lại càng xấu nhiều giác và tiêu tâm, lõi gỗ nhỏ, vân không đẹp.

2. Gỗ mun hoa

Có độ cứng cao, nặng tương đương gỗ trắc, giòn như than đá, có giá trị cao với sản phẩm đã hoàn thành. Là tài sản đặc hữu của rừng núi Tây Nguyên. Loại này hầu như tuyệt chủng, phần được tìm thấy thường dạng lũa. Do vậy những tác phẩm đã làm từ vài chục năm thì còn nguyên vẹn, những tác phẩm trong thời gian gần đây đa phần được chắp ghép nhiều hay ít.

3. Gỗ mun đen

Là loại gỗ có độ bóng đẹp mà ít loại gỗ nào sánh được, bên cạnh đó mun đen cũng rất ít dăm. Nhược điểm của gỗ này là nếu để trong điều khiện khí hậu thay đột quá đột ngột sẽ xuất hiện những lỗ chân chim.

Gỗ Mun đen

4. Gỗ mun sọc

Loại này có vân màu xanh kaki, sau thời gian sẽ mất dần màu và trở lại đen bóng. Càng để lâu vân gỗ và tâm gỗ sẽ dần mất đi để lại màu đen trơn đẹp và huyền bí. Loại này không đen bằng mun hoa hay mun sừng. Khi gõ vào mun sọc phát tiếng chát chát chứ không bụp bụp như các loại gỗ khác. Mun sọc cũng là tài sản đặc hữu của vùng Tây Nguyên, cực kỳ quý hiếm và gần như tuyệt chủng hoạt toàn, bởi vậy có giá thành cao.

5. Gỗ mun da báo

Loại này thường mọc trên núi đá, rừng sâu, sản lượng ít. Có những đường viền đen vòng theo thân gỗ giống da của con báo. Có độ bền cao, dẻo, thích hợp làm thủ công mỹ nghệ.

Chất gỗ kết hợp hai màu vàng đen của da báo, vân gỗ độc đáo và sang trọng, khi đan cài, khi uốn lượn. Dăm gỗ thô và rất cứng. Gỗ đanh, nặng, chắc. Độ bền của gỗ cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

6. Gỗ mun Lào

Là tên gọi cho gỗ mun có nguồn gốc từ Lào, cây mun Lào thường cao từ 7m đến 18m, đường kính 0,3m hoặc hơn.

7. Gỗ mun đuôi công

Mun Nam Phi hay còn gọi là mun đuôi công có nguồn gốc từ Nam Phi, so với mun sừng, mun hoa và mun sọc thì mun đuôi cong sẵn có trên thị trường hơn. Thớ gỗ mun đuôi công bản to nhiều và sẵn, được sử dụng làm nội thất, vật phẩm trang trí mỹ nghệ kích cỡ to.

Mùi gỗ nhẹ, hương vị khô, xớ gỗ to và thô, dễ bị nứt, giá trị thấp nhất trong các loại gỗ mun. Vân gỗ xanh đen xen kẽ vàng và có mắt vân. Gỗ mềm hơn, nhiều mùn hơn, tuy mun Nam Phi kém hơn các loại mun khác nhưng vẫn là Mun và thuộc hàng cao cấp, khi thành phẩm đồ đẹp và có giá trị cao.

Nội thất bằng gỗ mun có ưu điểm rất lớn là tuổi thọ cao, độ bền chắc và có hoa văn độc đáo ít bị trùng lập. Ngoài ra, loại gỗ này còn được xem như một món đồ để đầu tư vì để càng lâu càng có giá trị. 

Trong khi đó, nhược điểm của loại gỗ này là giá thành rất cao. Ngoài ra, vì nằm trong danh sách đỏ nên gỗ mun rất hiếm vì thế nếu sử dụng nhiều có thể mất đi cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến môi trường. 

Tuỳ vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn về loại gỗ khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon