Kỹ thuật sơn chuẩn trên đồ gỗ nội thất

Kỹ thuật sơn chuẩn trên đồ gỗ nội thất không phải ai cũng biết, bởi muốn màu sơn lên đẹp cần phải có quy trình, phụ thuộc vào các bước chuẩn. Sơn PU là các bước cuối cùng của khâu hoàn thiện lên một bộ sản phẩm để bảo vệ tính bền cho sản phẩm. vậy cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé !

1. Sơn PU là gì ?

Sơn PU là tên gọi viết tắt của Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong đời sống. Đây là kỹ thuật xuất hiện thời gian gần đây, thay thế dần cho cách đánh bóng vecni đồ gỗ lúc trước.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu, sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Chúng có hai dạng tồn tại chính là: dạng cứng và dạng bọt. Thành phần của sơn cũng chỉ chứa 3 loại thành phần chính:

Sơn lót: nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn.

+ Sơn màu: tùy vào nhu cầu của khách hàng. Đa số sơn PU cho đầu gỗ có pha màu dù ít hay nhiều để tạo độ đẹp cho sản phẩm.

Sơn bóng: đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng cho bề mặt, cho cả quá trình sơn PU của sản phẩm. Chúng giúp làm bóng gỗ, không thấm nước và dễ lau chùi hơn.

Một số loại sơn PU có thể biết đến phổ biến như: sơn 1K, sơn Vinyl, sơn giả gỗ, …

2. Kỹ thuật sơn chuẩn trên đồ gỗ nội thất

  • Chà nhám và sử lý bề mặt

Dùng giấy nhám P240 đề chà bề mặt đến khi đạt yêu cầu. Bước tiếp theo là sử dụng bột bả (có thể có hoặc không) phụ thuộc vào mẫu màu sơn và việc có giữ nguyên thớ gỗ hay không. Trên thực tế đại đa số sơn Pu đề dùng loại sơn bóng bề mặt.

Khi bắt đầu bả bột các bạn nên xem xét trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không. Nếu thấy có yêu cầu bạn sẽ dùng loại bột bả màu (bột màu đen hoặc nâu).

Việc bả bột rất quan trọng vì nó tạo độ nhẵn cho bề mặt gỗ bạn sẽ không phải tốn công, bật tư để che kin các khe hở sau này.

  • Sơn lót lần 1

Đây sẽ là lớp sơn không màu được pha theo tỉ lệ 2:1:3 (tức là 2 lót với 1 cứng, 3 xăng) như đã nếu phần trên. Các bạn có thể thay đổi tỷ lệ hoặc thêm phụ gia giúp điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Nếu thời tiết nóng quá trình bay hơi sơn sẽ nhanh hơn có thể dẫn đến bề mặt sau khi sơn bị nổi tim hoặc nặng hơn là nổi bọt khí. Bước này các bạn gần như đã lấp đầy các tim gỗ.

Với các loại gỗ tim nhỏ nếu các bạn đã thực hiện bước bả bột tốt thì các bạn có thể chỉ cần sơn 1 lớp lót giúp giảm chi phí, giá thành, nhân công.

  • Chà nhám và phun lót lần 2

Chúng ta tiếp tục dùng nhám loại P320 để xả. Có rất nhiều thợ sơn cho rằng sơn lót lần 2 là không thực sự cần thiết lắm. Tuy nhiên, công đoạn sơn lót lần 2 giúp tăng độ mịn cho bề mặt gỗ và sơn màu đẹp hơn. Việc tiết kiệm sơn để bỏ qua bước sơn lót lần 2 sẽ làm độ bền, đẹp bề mặt sản phẩm giảm đáng kế xuống còn vài năm hoặc thấp hơn nữa.

Để có được sản phẩm tốt các bạn không nên làm đủ các quy trình trên. Tỷ lệ pha sơn vân giữ nguyên giống sơn lót lần 1. Với thời gian kho khoảng từ 25 – 30 phút.

  • Phun màu

Sẽ được chia làm 2 lần

  • Lần 1 phun màu 90% theo theo mẫu yêu cầu.
  • Lần 2 được bắt đầu sau lần 1 khoảng vài phút. Lần này sẽ thực hiện phun 100% màu và bổ xung vào những vị trí nhạt màu hơn.

Lưu ý nên bố trí thợ sơn có kinh nghiệm vì phun màu là bước quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ quá trình sơn. Phòng sơn đảm bảo không có bụi, có gió luồng vừa đủ.

  • Phun bóng bề mặt

Phun bóng được thực hiện sau khi lớp sơn màu đã khô. Với thợ kĩ tính họ sẽ tiến hành sơn lót lần nữa. Nhưng theo cách pha trên đã cho sơn lót vào sơn màu nên các bạn có thể thực hiện sơn bóng luôn.

Chất liệu bóng gồm nhiều loại 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Lớp sơn bóng làm tăng độ thẩm mỹ đồ gỗ, việc phun bóng này phải được làm trong phòng không bụi. Đến đây gần như các bạn đã hoàn thành xong các bước sơn pu đồ gỗ.

  • Bảo quản và đóng gói

Sau khi sơn xong bạn cần có khu vực riêng cho sản phẩm khô hoàn toàn tránh bụi và các lớp sơn khác bám lên gây mất thẩm mỹ.

Thời gian chờ khô hoàn toàn sẽ từ 12 – 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU. Khi màng sơn có bắt đầu ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn, tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75 – 90%. Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng và tăng độ bóng bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức hữu ích về kỹ thuật sơn trên đồ gỗ nội thấtThế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nữa để có được những kỹ thuật sơn nội thất đẹp, để sơn được những bộ sản phẩm ưng ý nhất.

XEM THÊM :

Cách pha màu sơn PU như thế nào là chuẩn ?

Khi sơn nội thất gỗ cần lưu ý những gì ?

5 Loại sơn gỗ thường dùng và cách chọn các loại sơn gỗ nội thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon