Sơn gỗ là một loại mùi có ở đồ gỗ nội thất mới được sơn, tạo cảm giám ngột ngạt, khó chịu cho người ngửi. Nhiều người thắc mắc rằng mùi sơn gỗ có độc không ? Tác hại khi hít phải mùi sơn gỗ như thế nào?
Hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ giải đáp ngay trong bài viết này nhé !
1. Mùi sơn gỗ là gì ?
Mùi sơn gỗ được biết đến là một trong những hợp chất có mùi thuộc loại VOCs – Volatile Organic Compounds (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Nó là một chất khí có nguồn gốc carbon và có khả năng bay hơi cực nhanh. Khi VOCs bốc mùi và lan tỏa trong không khí sẽ liên kết lại với nhau hoặc kết hợp với các phân tử khác để tạo ra hợp chất mới có thể có hại hoặc vô hại. Tuy nhiên, VOCs hay mùi sơn gỗ thường để chỉ những hợp chất hay mùi độc hại cho môi trường và con người.

2. Ngửi mùi sơn gỗ có độc không ?
Sở dĩ sơn có mùi là vì nó hình thành từ Amoniac cùng các loại hợp chất hữu cơ rất dễ bay hơi.
Mùi sơn gỗ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người, từ mức độ nhẹ đến nặng, nếu ngửi lâu dài và khó có khả năng chữa trị được bởi trong sơn gỗ có rất nhiều chất hóa học khác nhau bao gồm cả vô cơ và hữu cơ như: các chất polyme, nhựa alkyd, nhựa epoxy, nhựa vinyl, nhựa acrylate, nhựa PU, Benzen, Butyl acetate, toluene, xylene, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosove, các chất sắt (Fe), Crom (Cr), kẽm (Zn), chì các loại oxit, Đây đều là những chất hóa học, gây hại cho sức khỏe của con người.

Chính điều này đã trả lời cho câu hỏi mùi sơn có độc không.
Nói cụ thể, những hợp chất tạo nên mùi sơn rất hại đối với sức khỏe con người:
– Kích ứng hệ hô hấp và mắt
Nếu Amoniac vào mắt, nguy hiểm nhất nó có thể làm mù mắt; tiếp xúc với da có thể làm bỏng da. Trường hợp hít phải các hợp chất hữu cơ trong sơn có thể gây rối loạn viêm phổi, thậm chí còn dẫn đến tử vong.
– Tác động đến nội tạng
Khi ngửi phải mùi sơn các cơ quan bên trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thương vì các chất hóa học độc hại dễ bay hơi có trong mùi sơn. Đặc biệt, một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong sơn nếu tiếp xúc với nồng độ cao còn khiến cho nhịp tim bị thay đổi, tim ngừng đột ngột, gây đau tim. Riêng Amoniac có thể gây ngạt thở do phù phổi và nặng hơn có thể tử vong.
– Ảnh hưởng hệ thần kinh
Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong sơn có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh sinh ra các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu, buồn nôn,… Nguy hiểm hơn, nếu tiếp xúc mãn tính mà không phòng hộ rất dễ bị suy giảm trí nhớ.
– Phát ban, bỏng
Tiếp xúc với các loại hóa chất và dung môi ở trong sơn suốt một thời gian dài có thể khiến cho lớp mỡ bảo vệ da bị hòa tan từ đó dẫn đến hiện tượng da nứt nẻ và viêm nhiễm. Ngoài ra, có một số loại hóa chất ở trong sơn còn có nguy cơ kích thích dị ứng, bỏng da, đặc biệt nếu tiếp xúc dài không có bảo hộ nó rất dễ thẩm thấu vào máu.
– Vô sinh :
Các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, benzen cùng các kim loại nặng trong sơn có khả năng làm teo buồng trứng và gây vô sinh. Thai phụ thường xuyên hít phải những hóa chất này có thể bị thiếu máu, sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
– Góp phần làm tăng nguy cơ bị ung thư:
Các chất hóa học hữu cơ có trong sơn gỗ như Butyl acetate, toluene, xylene, benzen, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosove, … được đánh giá là những chất rất độc hại, chỉ cần một lượng nhỏ những hạt chất này đi vào cơ thể cũng có thể tác động đến các cơ quan khác nhau, làm quá trình sản sinh tế bào bị rối loạn, các tế bào cũ già đi nhưng không chết trong khi các tế bào mới vẫn liên tục sinh sôi, dẫn đến tình trạng thừa tế bào và tạo thành các khối u ung thư.
Và theo Báo Khoa học và đời sống, PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam cho biết, Các hợp chất hữu cơ như formaldehyde, benzene, xylene dễ bốc hơi trong không khí, gây độc khi hít vào cơ thể. Formaldehyde từ 0,3 ppm trở lên có thể gây ho, dị ứng da.
Ở nồng độ cao hơn có thể gây đau rát mắt, mũi và họng – Formaldehyde được xếp vào nhóm các chất gây ung thư vòm họng, thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp. Đặc biệt hít phải các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) sẽ đe dọa sức khỏe của phụ nữ có thai, gây ảnh hưởng tới não bộ, hệ thần kinh, gây dị tật bẩm sinh… cho thai nhi.
Như vậy, qua bài viết này của Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ chắc chắn đã giải đáp được những câu hỏi mà các bạn thắc mắc rằng mùi sơn gỗ rất độc. Hi vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức để hạn chế những tác hại do mùi sơn gỗ gây ra.
Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và theo dõi những bài viết mà chúng tôi chia sẻ.
XEM THÊM :
Cách khử mùi sơn mới trên đồ gỗ nội thất không phải ai cũng biết