Nội thất gỗ công nghiệp đang được người tiêu dùng sử dụng nhiều và bán chạy trong thời gian gần đây. Với xã hội ngày càng hiện đại hoá thì nội thất gỗ công nghiệp là 1 lựa chọn lý tưởng bởi sự hiện đại, đơn giản nhưng tiện nghi mà chúng mang lại.
Vậy sản xuất nội thất gỗ công nghiệp gồm các quy trình như thế nào ? Là câu hỏi mà rất nhiều người đang phân vân và thắc mắc. Vậy hãy cùng Thế Giới Đồ Gỗ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé !

1. Tiếp nhận thông tin sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
– Nhận bản vẽ kỹ thuật từ bộ phận thiết kế hoặc bản vẽ thiết kế nội thất của khách hàng
– Phản hồi điều chỉnh lại một số chi tiết, kích thước sao cho phù hợp với thực tế sản xuất
2. Liệt kê vật tư, nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
Dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết, xưởng sẽ thống kê các loại nguyên vật liệu, lựa chọn thật kỹ mã gỗ đúng theo bản vẽ thiết kế, các phụ kiện hoặc nguyên liệu phụ đi kèm để hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện sản phẩm
3. Xử lí vật tư sơ bộ
Đo kích thước cụ thể, phân loại nguyên liệu, vật tư cho từng công đoạn, bộ phận sản xuất tại xưởng.
4. Cắt gỗ theo kích thước như bản vẽ của món đồ nội thất
Một tấm ván gỗ công nghiệp chuẩn như: MFC, MDF, HDF thường sử dụng kích thước 1m22x2m44. Chắc chắn ở các xưởng và các công ty sản xuất nội thất sẽ có kho nguyên vật liệu đầu vào với các loại gỗ công nghiệp. Và chúng được xếp gọn vào các giá gỗ để tiện cho việc lấy gỗ chuyển sang dây chuyền sản xuất.
Tùy từng đơn vị sản xuất nội thất gỗ công nghiệp sẽ có các loại máy cắt gỗ khác nhau. Miễn sao đường cắt đẹp, chính xác, không hao gỗ, và đảm bảo tiến độ sản xuất sản phẩm nội thất gỗ CN nhanh chóng tốt nhất.
Mỗi một món đồ nội thất gỗ có các kích thước tấm gỗ khác nhau. Và bước 1 có nhiệm vụ cắt từ các tấm ván lớn 1m22x2m44 (hay 1m6x2m8) thành các tấm ván nhỏ với kích thước phù hợp với từng món đồ. Món đồ sẽ được tính toán về kích thước để đưa ra một sơ đồ cắt gỗ chính xác hợp lý bằng máy cắt. Nên độ sai số khi cắt gỗ bằng máy hầu như không có đồng thời giảm tối thiểu độ sứt mẻ trong quá trình cắt. Đương nhiên tiến độ sản xuất cũng được nâng cao hơn rất nhiều.
Có các máy cắt hiện đại còn được cắt ở góc nghiêng 45° mang tính thẩm mỹ cao hơn. Ta thường thấy ở các cánh tủ giày, tủ bếp, tủ áo… rất được yêu thích hiện nay.

5. Dán cạnh các tấm gỗ đã cắt
Sau khi cắt tấm gỗ theo các kích thước quy chuẩn của món đồ nội thất theo bản sơ đồ cắt gỗ bằng máy. Bước tiếp theo là dán nẹp cạnh gỗ bằng chỉ nhựa PVC hoặc các chỉ theo bề mặt phủ như melamine, laminate….
Công đoạn này chủ yếu sử dụng bằng máy dán cạnh tự động với nhiều chức năng như: dán cạnh, cắt đầu đuôi, cắt trên dưới, bo cạnh, đánh bóng. (Ngoài ra còn có loại máy dán cạnh với nhiều chức năng khác tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất nội thất gỗ công nghiệp).
Sau khi xử lý ở bước này thì các tấm gỗ được hoàn thiện với tính thẩm mỹ cao, cạnh dán đẹp. Sau đó được chuyển sang bước thứ 3 theo trong quy trình làm đồ nội thất gỗ công nghiệp.
6. Khoan lên tấm gỗ các lỗ khoan liên kết.
Trong quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp, bước khoan tạo liên kết đóng vai trò rất quan trọng. Sau khi hoàn thiện thẩm mỹ ở bước dán cạnh của từng tấm ván, bạn cần phải ghép các cạnh gỗ với nhau để thành sản phẩm hoàn thiện. Nếu tự đóng các món đồ gỗ ở nhà bằng gỗ công nghiệp, các bạn có thể tự ghép các tấm gỗ bằng các bản lề để giữ liên kết cho 2 tấm gỗ.
Tuy nhiên công nghệ hiện đại ngày này cho phép sử dụng các ốc cam, mộng gỗ để giúp món đồ nội thất mang tính thẩm mỹ cao hơn. Một món đồ có các cạnh vuông góc với nhau sẽ không cần sử dụng bản lề liên kết 2 tấm gỗ như cũ. Mà thay vào đó sử dụng các ốc cam, mộng gỗ giúp giấu đi các mối nối mang tính thẩm mỹ cao hơn. Trừ các vị trí cánh cửa, ổ khóa vẫn cần sử dụng bản lề.
Việc thực hiện tạo liên kết bằng máy sẽ mang đến độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian hơn so với khoan bằng tay. Ngoài máy khoan để tạo các liên kết trong tấm gỗ. Còn có các loại máy khoan tạo bản lề, cửa tủ, hoặc các ổ khóa.
7. Các chi tiết cần phay hay soi rãnh thì làm thêm bước này
Trong quy trình làm đồ gỗ công nghiệp hay nội thất gỗ công nghiệp, có nhiều sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao hơn ở các viền cạnh, soi rãnh. Máy phay gỗ công nghiệp là loại máy có chức năng tạo hình, tạo các chi tiết cho món đồ nội thất mang tính thẩm mỹ cao hơn.
8. Công đoạn lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách
Công đoạn cuối cùng là lắp ráp món đồ nội thất theo bản thiết kế. Với công nghệ máy cắt và khoan theo công nghệ quét mã vạch thì công đoạn này nhanh hơn rất nhiều, cần sự khéo léo 1 chút.
Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, cần khâu kiểm tra đồ cong vênh, mối nối, các cạnh sứt mẻ trong quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Bước này kiểm tra phát hiện lỗi sai sót lần cuối thì kịp thời sửa chữa để mang đến các món đồ nội thất tốt nhất cho quý vị. Nếu sử dụng máy móc hiện đại thì rất ít khi có lỗi sai sót của thành phẩm. Nhưng bước kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng (KCS) quyết định đến chất lượng và uy tín của đơn vị sản xuất.

Hiện nay trên thị trường có loại máy gia công trung tâm CNC NESTING. Tất cả các công đoạn kể trên đều được tích hợp trong máy này: Cắt – phay – khoan – tạo rãnh – chạm bề mặt… Quan trọng nhất chính là bản vẽ sơ đồ cắt gỗ tương ứng với các mã vạch. Đến tấm ván có mã vạch nào nhân viên chỉ việc quét mã vạch, máy sẽ khoan đúng các vị trí cần khoan theo đúng mã vạch.
Vì thế các công đoạn gần như chính xác và hệ thống trơn tru, tiến hành nhanh chóng hơn rất nhiều. Đồng thời mang đến các món đồ nội thất với tính thẩm mỹ rất cao.
Trên đây là 8 bước để sản xuất nội thất gỗ công nghiệp mà Thế Giới Đồ Gỗ đã chia sẻ, hi vọng qua bài viết này các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp và lựa chọn được những sản phẩm phù hợp cho mình và gia đình.
XEM THÊM :