Gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai có gì giống và khác nhau

Hiện nay trên thị trường đồ gỗ, không thể không nhắc đến gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai. Bởi đây là 2 loại gỗ được các đại gia săn đón nhiều nhất về độ bền đẹp và quý hiếm.

Trong bài viết dưới đây, Thế Giới Đồ Gỗ sẽ giúp bạn so sánh về 2 loại gỗ này xem có gì đặc biệt, gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai giống và khác nhau như thế nào ?

1. Giống nhau giữa gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai

Gỗ trắcgỗ cẩm lai đều là loại gỗ được xếp và nhóm 1 trong 8 nhóm gỗ quý tại Việt Nam. Thời gian sinh trưởng và phát triển trong khoảng 30 – 60 năm, được liệt vào danh sách đỏ như loại gỗ quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam. 

Một số điểm chung khác của hai loại gỗ này là màu sắc đa dạng, mùi thơm dịu nhẹ và vân gỗ đẹp, mịn. Đặc biệt, vì chúng là dòng gỗ khan hiếm trên thị trường nên đều được bán với giá thành cao tại Việt Nam và cả trên thế giới.

2. Sự khác nhau giữa gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai về màu sắc, vân gỗ

  • Gỗ Trắc : Màu sắc gỗ Trắc chủ yếu vàng, đỏ hoặc đen. Khi sử dụng thời gian dài gỗ sẽ chuyển sang màu đen, đỏ sẫm. Đặc biệt khi dùng dao hoặc đánh giấy nhám sẽ thấy màu đỏ sẫm. So sánh gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai thì màu của gỗ Cẩm Lai cố độ bền màu tốt hơn.

Tuy nhiên, sự chuyển màu đồng bộ của gỗ Trắc cũng tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ khá đẹp trong các ứng dụng thiết kế, trang trí. Về vân gỗ thì gỗ Trắc có vân gỗ chìm, xoắn xuýt nổi lên từng lớp. Các lớp thường cũng khá đồng đều với màu sắc đẹp mắt.

  • Gỗ Cẩm Lai: có rất nhiều loại với màu sắc cũng vô cùng phong phú. Màu sắc nổi bật của loại gỗ này gồm có màu vàng nghệ của gỗ Cẩm Nghệ, màu đỏ đen của gỗ Cẩm Sừng, màu đỏ của gỗ Cẩm Chỉ…. Loại gỗ này để lâu bị xuống màu do phủ bụi nhưng khi dùng giấy ráp đánh nhẹ thì có thể phục hồi lại màu màu như ban đầu. Gỗ Cẩm Lai cũng có vân gỗ nhiều lớp khá đẹp mắt. Loại gỗ này cũng khá bền màu theo thời gian.
Gỗ Cẩm Lai

3. So sánh về đặc tính

  • Gỗ Trắc : Giữa gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai thì hai loại gỗ này có khá nhiều sự tương đồng về độ bền và tính chất tốt của gỗ.Gỗ Trắc thuộc cây gỗ lớn, rất cứng, nặng. Thớ gỗ Trắc mịn có mùi thơm nhẹ, gỗ rất bền không bị mối mọt, và không dễ bị cong vênh.

Nhược điểm của gỗ trắc là xuống màu rất nhanh. Khi mới chế tác, thành phẩm có màu đỏ sáng đẹp mắt nhưng sau sử dụng 1, 2 tháng thường bị chuyển thành màu cà phê.

Gỗ trắc là cây gỗ lớn, rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi.

  • Gỗ Cẩm Lai: Xét về tính chất của gỗ thì Gỗ Cẩm Lai có nhiều đặc điểm tốt như: Gỗ cẩm lai chắc, bền và ít mối mọt thuộc cây gỗ lớn, cứng, gỗ khi mới khai thác có mùi hơi chua nhưng không hăng. Gỗ cẩm lai chắc, bền, ít mối mọtChất gỗ đanh chắc, vân nhỏ chạy toàn thân gỗ, dễ gia công, đánh bóng thớ gỗ nhỏ, mịn tâm gỗ thường có màu đỏ sẫm, chất gỗ cứng, cầm nặng tay.

Gỗ trắc là cây gỗ lớn, rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi.

4.So sánh về cách nhận biết gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai

  • Gỗ Trắc : Gỗ trắc cũng có độ cứng tương đương với gỗ cẩm nhưng gỗ cây cẩm lai có vân to và đậm nét hơn. Ngược lại, gỗ trắc có khả năng giữ màu tự nhiên lên đến hàng chục năm.

Nhược điểm của loại gỗ trắc là xuống màu rất nhanh (trong khoảng từ 1–2 tháng đã có hiện tượng xuống màu rõ rệt). Khi mới chế tác có màu vàng sáng đẹp mắt nhưng càng về sau thì thẫm sang màu cafe…

  • Gỗ Cẩm Lai: Gỗ cẩm thuộc nhóm gỗ 1 quý hiếm nhất tại Việt Nam, vì giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao, bị khai thác trái phép nên nguồn gỗ trở nên khan hiếm. Loại gỗ này hiện nay đang được bảo tồn rất nghiêm ngặt. 

Trên thị trường, các sản phẩm từ gỗ cẩm lai thường không có sẵn bởi hiếm người có đủ khả năng kinh tế để chi trả cho các sản phẩm nội thất gỗ cẩm lai. Thông thường, chúng sẽ được dùng để thiết kế, gia công nên những món đồ trang trí cho phòng khách (bàn ghế, tủ kệ, bức tranh điêu khắc nghệ thuật…). Bởi chúng thể hiện đẳng cấp, sự giàu sang và quyền thế của người sở hữu.

Cây gỗ cẩm có rất nhiều họ, màu sắc cũng vô cùng phong phú, đa dạng: Màu đỏ của gỗ cây cẩm chỉ, màu đỏ ánh đen của gỗ cây cẩm sừng, màu vàng nghệ của gỗ cây cẩm nghệ,.. 

Vân gỗ cẩm rất đẹp và mịn dễ gia công, đường vằn đậm màu chạy dài uốn lượn, gỗ chắc và đanh mặt. Thớ gỗ mịn, nhỏ, tâm gỗ thông thường có màu đỏ sẫm nhạt dần theo các đường vân, chất gỗ cứng, cầm nặng tay. 

Cẩm lai thuộc cây gỗ lớn, cứng, có đường kính lên đến 1.5 mét đối với những cây trưởng thành (khoảng thời gian sinh trưởng từ 40-60 năm). Gỗ khi mới khai thác có mùi hơi chua nhưng không hăng và mất dần theo thời gian.

5. So sánh về mùi hương

  • Gỗ Trắc : có hương thơm dịu nhẹ và mùi hương dễ chịu hơn. Đặc biệt, khi dùng dao cạo nhẹ hoặc đánh giấy ráp thì hương gỗ phảng phát rất thơm. Khi đốt gỗ có tiếng nổ nhẹ đồng thời khói tỏa hương thơm dịu dàng, cháy sùi nhựa, có tàn màu trắng.
  • Gỗ Cẩm lai :  thịt vỏ của gỗ có mùi thơm thoang thoảng. Những thớ gỗ lại có mùi của tre ngâm. Mùi hương khá lạ và ít có loại gỗ nào có mùi tương tự.
Gỗ Trắc

6. So sánh về giá thành của gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai

  • Gỗ Trắc : Với chất lượng gỗ tốt, màu sắc và vân gỗ đẹp, gỗ trắc có mức giá không quá chênh lệch so với gỗ cẩm lai. Màu sắc cũng là 1 trong những yếu tố tạo nên sự phân cấp giá đối với gỗ trắc. Mức giá tham khảo của gỗ trắc sẽ dao động từ:

– Gỗ trắc đỏ có giá 600.000 – 800.000/kg

– Gỗ trắc đen có giá từ 100.000 – 200.000/kg

  • Gỗ Cẩm Lai: Gỗ cẩm lai cũng có mức giá tương đối cao. Gỗ cẩm lai với đường kính 30cm có giá từ 80 – 90 triệu đồng trên 1m3. Với mỗi loại màu sắc, gỗ cẩm lai sẽ được bán với giá thành khác nhau. Gỗ cẩm lai đỏ sẽ có giá dao động trong khoảng từ 600.000 đến 900.000 đồng trên 1 kg gỗ. Gỗ cẩm lai đen lại có giá từ 100.000 đến 200.000 đồng trên 1 kg gỗ.

Mời các bạn tham khảo thêm các sản phẩm và các loại gỗ khác tại : Youtobe.com/c/ThếGiớiĐồGỗ36

Vừa rồi, Thế Giới Đồ Gỗ đã cùng bạn phân tích sự khác biệt và giống nhau giữa gỗ Trắc và gỗ Cẩm Lai. Hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về 2 loại gỗ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098157 3333
icons8-exercise-96 chat-active-icon