Mối mọt, cong vênh, co ngót là hiện tượng không khá phổ biến và không thường gặp trong các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng gỗ tự nhiên bền, tốt như vậy tại sao vẫn bị mối mọt, cong vênh ? Nguyên nhân do đâu ? Làm thế nào để hạn chế tình trạng đó ?
Tất cả sẽ được Thế Giới Đồ Gỗ giải đáp trong bài viết sau !
1. Hiện tượng mối mọt là gì ?
Gỗ bị mối mọt là tình trạng gỗ bị các côn trùng đục phá làm hư hỏng, hay còn gọi là mọt gỗ. Mọt gỗ là loại côn trùng cánh cứng có màu nâu đỏ, đen khi đã trưởng thành và có màu trắng đục khi còn là ấu trùng. Chúng có khả năng đục phá gỗ nhờ hàm cứng cáp của nó. Sau khi con cái đẻ trứng, trứng sẽ nở thành sâu non và tiếp tục đào hang ăn gỗ.

Khi trưởng thành, vào lúc thời tiết nóng ẩm, mối mọt sẽ chui ra ngoài, để lại trên mặt gỗ các lỗ nhỏ. Các mảng bụi màu vàng xuất hiện trên bề mặt gỗ một phần nhỏ là do thức ăn còn sót lại, phần còn lại chính là phân của mọt. Có thể mối mọt đã có sẵn trong đồ gỗ mà bạn không biết hoặc chúng từ ngoài bay vào.
2. Hiện tượng cong vênh, co ngót
Đây là vấn đề thường gặp nhất ở của gỗ tự nhiên. Do kết cấu của gỗ tự nhiên không đồng nhất và quá trình tẩm sấy không kỹ càng nên trong quá trình sử dụng gỗ dễ hấp thụ độ ẩm không khí. Thông thường, vào mùa đông thì gỗ bị co lại, mùa hè sẽ dãn ra, chính sự thay đổi đột ngột và thường xuyên này là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sàn gỗ công nghiệp hoặc cửa gỗ bị cong vênh, nứt nẻ.
3. Một số cách làm hạn chế sự mối mọt, cong vênh ở nội thất gỗ
- Tránh để sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Đồ gỗ nếu đặt thời gian dài ngoài trời nắng sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, nguyên nhân là bởi trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím. Vì vậy với đồ gỗ tốt nhất bạn không nên đặt ngoài trời. Trong một số trường hợp đặc biệt không thể tránh được thì bạn có thể dùng lớp phim mỏng dán trên cửa sổ hoặc sử dụng các loại vách ngăn kính cường lực, mành rèm… nhằm hạn chế tác động của tia cực tím gây ra.
- Tránh đặt nơi ẩm ướt
Đồ nội thất bằng gỗ nếu bị đặt ở nơi độ ẩm cao hoặc bị nước vào sẽ dẫn tới tình trạng nấm mốc, mối mọt, nhanh hỏng. Nguyên nhân là bởi đa phần các loại đồ gỗ nội thất trước khi thành sản phẩm (bàn làm việc, ghế, tủ tài liệu…) đều trải qua công đoạn sấy khô do đó sẽ có tính hút ẩm cao.
Độ ẩm không khí phù hợp với đồ nội thất gỗ là khoảng 50%. Với những vùng thời tiết có độ ẩm cao (thường vào mùa mưa) sẽ gây ra các hiện tượng phổng rộp trên bề mặt gỗ dẫn đến nấm mốc hay mối mọt. Còn ở mùa khí hậu hanh khô (độ ẩm thấp) sẽ làm cho gỗ dễ bị nứt. Để bảo quản tốt đồ nội thất gỗ bạn nên đặt chúng nơi khô ráo, có thể sử dụng máy hút ẩm.
Tránh ngâm nước đồ gỗ quá lâu, tránh đặt đồ gỗ tại nơi có độ ẩm cao và nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp. Nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục như quá lạnh hay quá nóng. Khi bề mặt đồ gỗ bị dơ, bẩn hãy lấy dẻ khô thấm khô nước sau đó dùng dẻ mềm lau sạch vết dơ. Chú ý không nên dùng dẻ quá nhám sẽ làm xước bề mặt gỗ.
- Vệ sinh đúng cách
Trong quá trình sử dụng đồ gỗ có thể bị dính bụi, vết bẩn. Nếu muốn làm sạch chúng thì bạn nên giặt sạch khăn vải mềm và vắt kiệt nước. Có như vậy mới có thể giúp chúng không bị ẩm ướt dẫn tới bị nứt.
Khi cần dùng nước để làm sạch những vết bẩn thì chỉ nên dùng bình xịt một lớp nước mỏng lên bề mặt để tránh làm mất độ bóng của phần sơn. Dùng dẻ mềm lau theo vòng tròn quanh bề mặt gỗ. Ngoài ra có thể dùng một số loại chổi lông mềm để quét phần bụi ở những phần khe kẽ mà không thể lau đến.
- Chú ý khi vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển, xê dịch nội thất gỗ phải hết sức nhẹ nhàng để tránh bị va đập với mặt sàn. Lưu ý dọn gọn gàng những đồ vật xung quanh cũng như bên tại điểm đặt tránh va chạm trong quá trình xê dịch. Khi bị tác động cơ học mạnh, chúng rất dễ bị rạn nứt, biến dạng.
Trong quá trình vận chuyển, xê dịch nội thất gỗ phải hết sức nhẹ nhàng để tránh bị va đập với mặt sàn. Lưu ý dọn gọn gàng những đồ vật xung quanh cũng như bên tại điểm đặt tránh va chạm trong quá trình xê dịch. Khi bị tác động cơ học mạnh, chúng rất dễ bị rạn nứt, biến dạng.
4. Bảo quản nội thất gỗ đúng cách sẽ nâng tầm giá trị cho sản phẩm
– Đảm bảo tính thẩm mĩ cho sản phẩm : Rõ ràng, những vết nứt nẻ, cong vênh sẽ khiến cho món đồ nội thất trở nên xấu đi đúng không các bạn.Khi nắm được những cách bảo quản này, bạn có thể yên tâm sản phẩm luôn giữ được vẻ đẹp, sự mới mẻ như ban đầu.
– Đảm bảo giá trị sử dụng lâu dài cho sản phẩm : Khi những món đồ nội thất bằng gỗ bị rạn nứt thì chúng sẽ rất dễ bị hư hỏng, bị mối mọt và nước xâm nhập khiến cho tuổi thọ của chúng bị suy giảm. Chính vì vậy, khi biết cách bảo quản và thực hiện thường xuyên thì bạn có thể hạn chế tình trạng này xảy ra.
– Đảm bảo tính thẩm mĩ : Một món đồ bị nứt không chỉ ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm, mà còn khiến cho không gian trở nên xập xệ, thiếu thẩm mỹ hơn.
Nếu doanh nghiệp bạn dùng những món đồ nội thất này để tiếp khách, khiến cho họ có đánh giá thấp về doanh nghiệp. Đó là chưa kể, khi làm việc với những sản phẩm nội thất này, chủ nhân sẽ giảm sút hứng thú trong công việc, không tốt về mặt phong thủy một chút nào.
– Đảm bảo sức khoẻ cho người dùng : Gỗ là loại chất liệu được dùng phổ biến nhất trong đồ nội thất ngày nay và cũng có nguy cơ bị ẩm mốc cao nhất khi thời tiết nồm ẩm kéo dài.
Đặc thù khí hậu của Việt Nam lại là nóng ẩm mưa nhiều, những sản phẩm đồ gỗ bị tác động khá lớn, nấm mốc nếu khộng biết cách hạn chế cũng như xử lý sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng.
Như vậy Thế Giới Đồ Gỗ đã tổng hợp và chia sẻ lại cho các bạn những kiến thức vốn có mà chúng tôi nắm được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích và lựa chọn được những sản phẩm phù hợp cho mình và gia đình !