Gỗ Gụ là loại gỗ truyền thống chính chuyên sản xuất bàn ghế, sập gụ tủ chè, đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong đồ thờ. Ngày nay các đồ dùng bằng gỗ gụ không còn mang vẻ khô cứng, rập khuôn như trước kia mà thay vào đó là một diện mạo mới mềm mại hơn, trẻ trung hơn nhưng cũng không kém phần trau chuốt.
Nhiều người vẫn đang mơ hồ không biết gỗ Gụ là gì ? Phân bố ở đâu ? Có đặc điểm như thế nào ? Cùng Thế Giới Đồ Gỗ giải đáp câu trả lời trong bài viết này nhé
1. Gỗ Gụ là gì ?
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc thuộc họ đậu. Ở Việt Nam gỗ gụ thường được gọi với tên khoa học là gỗ gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương, gỗ gụ hương….Gỗ gụ có giá trị về kinh tế rất cao bởi nó là nguyên liệu thứ yếu trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ mộc xưa cao cấp được nhiều người săn lùng và kiếm tìm.
Hiện nay, dòng gỗ gụ quý hiếm được liệt kê vào trong danh sách cây gỗ quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác rừng, chặt phá rừng quá mức. Nó đã bị liệt kê vào bậcDD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN ( gọi tắt là sách đỏ là danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng). Ở Việt Nam dòng gỗ gụ này được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Thuộc nhóm mấy?
Gỗ gụ thuộc nhóm mấy là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tra theo danh mục những loài thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 – HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng thì gỗ gụ chính là dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách các loại gỗ quý của Việt Nam.
2. Gỗ Gụ phân bố ở đâu ?
Nói về sự phân bố của cây gỗ gụ thì cây gỗ gụ thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa và hay mưa mùa ẩm với độ cao khoảng 500m. Cây gỗ gụ sống và phát triển trên đất rất tốt.
Gỗ gụ thường phát triển ở những vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, nơi mưa ẩm, tầng đất dày, không úng sau mưa, và có độ cao không vượt quá 700m so với mực nước biển.
Hiện nay, cây gỗ gụ phân bố chủ yếu tại Campuchia và Việt Nam:
- Quảng Ninh (Uông Bí, Yên Lập), Hà Bắc
- Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn),
- Hà Tĩnh (Kỳ Anh),
- Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh),
- Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu),
- Quảng Nam – Đà Nẵng,
- Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).
3. Đặc điểm tổng quan cây gỗ Gụ
- Thân cây gỗ :
Cây gỗ gụ chính là dòng thực vật có thân gỗ lớn, cây trưởng thành thì sẽ có độ cao khoảng từ 20 – 30m. Thân cây gỗ gụ ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ. Và đường kính của thân cây gỗ gụ từ 0,6 – 0,8m nhưng có những cây thì phát triển hơn 1m. Về chất lượng gỗ thì vô cùng tốt, không mối mọt, cong vênh….

Thân cây gỗ gụ thẳng, dài, ít nhánh thế nên chúng được ưa chuộng để thiết kế những dòng sản phẩm cao cấp như: Trường kỷ cổ, sập gụ tủ chè cổ,…
- Lá cây :
Về lá cây gỗ gụ kép lông chim 1 lần, chẵn, là chét 4 – 5 đôi hình bầu dục, dài thì 6 – 12cm, rộng thì khoảng 3,5 – 6cm. Chất da thì nhẵn, cuống là chét dài khoảng 5mm.
Lá bắn hình tam giác, dài khoảng từ 5 – 10mm. Lá đài thì phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy dài từ 10 – 15cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa thì có từ 1 – 3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu thì có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài từ 10 – 15mm, phủ đầy lông nhung, vòi cong, dài 10 – 15mm, nhẵn, núm hình đầu.

- Quả cây :
Quả cây gỗ gụ có hình gần tròn, hay bầu dục rộng, dài khoảng 7cm, rộng khoảng 4cm với 1 mỏ thẳng, không phủ gai thường thì có 1 hạt, ít khi 2 – 3 hạt. Mùa hoa của loại cây này vào đầu tháng 3 – 5, mùa quả chín thì từ tháng 7 – 9 và được tái sinh lại bằng hạt.

4. Cách nhận biết gỗ thật giả
Trên thị thường hiện có rất nhiều nơi làm giả loại gỗ cao cấp này, bởi vậy bạn hãy tham khảo một số thông tin về đặc điểm, cách nhận biết sau đây để tránh nhầm lẫn:
- Màu sắc: Khi mới khai thác gỗ gụ thường có màu vàng, với gỗ già hoặc để lâu thường có màu nâu đỏ, nâu đậm tùy theo độ tuổi của cây.
- Độ nặng: Gỗ có tỉ trọng lớn do vậy rất nặng, nặng hơn khá nhiều các loại gỗ thông thường.
- Mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua tuy nhiên không hăng khi ngửi.
- Thớ gỗ thửng, mịn, vân đẹp có hình dáng như hoa đa dạng, bắt mắt
- Gỗ bền, dễ đánh bóng, ít cong vênh, không mối mọt
Để nhận biết dễ dàng nhất thì nên mua gỗ dạng thô chưa sơn.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về gỗ Gụ mà Thế Giới Đồ Gỗ đã tổng hợp được. Hi vọng, qua bài viết này các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn nữa.
Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và đón đọc những bài viết mà chúng tôi chia sẻ !